Trung thu – Không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo mang hương vị đặc trưng của tết trông trăng – 1 năm 1 lần. Hiện ngày càng có nhiều người tự làm bánh trung thu tại nhà, tuy nhiên lại gặp phải tình trạng bánh cứng, vỏ bánh nứt, vỡ. Nếu bạn cũng đã từng gặp phải trường hợp này và chưa biết cách xử lý, vậy hãy tham khảo ngay một số cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn siêu đơn giản sau đây.

Tóm tắt nội dung
Nguyên liệu chuẩn bị
Trước khi đến với cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn, chúng ta hãy cùng chuẩn bị và nghiên cứu thật kỹ các nguyên liệu quyết định đến sự thành bại của phần vỏ bánh nhé:
Nguyên liệu quyết định đến chất liệu vỏ bánh mềm ngon: Bột mì
Bột mì là nguyên liệu chính của vỏ bánh. Nếu lựa chọn loại bột mì có hàm lượng protein cao sẽ làm cho vỏ bánh cứng dễ bị khô và nứt vỡ hơn.
Ví dụ lựa chọn bột số 13 hay bột bánh mì/ bread flour là loại bột mì có hàm lượng protein là 13% sẽ làm cho vỏ bánh cứng, khô hơn bột có bột số 11 có 11% protein. Để vỏ bánh mềm hơn các bột khác bạn nên lựa chọn bột mì số 8.

Tùy theo hãng sản xuất mà các loại bột sẽ có độ hút nước khác nhau dẫn đến ảnh hưởng chất lượng vỏ bánh.
Vỏ bánh càng dễ bị vỡ, khô khi bột có độ hút nước cao. Lựa chọn lý tưởng nhất là bột mì đa dụng pha với bột bánh ngọt theo tỷ lệ 1:1.
Nước đường đủ chuẩn giúp vỏ mềm dẻo, có màu đẹp
Làm bánh nướng thì không thể thiếu nước đường. Đây là nguyên liệu đóng vai trò quan trọng không kém bột mì giúp giảm độ khô cứng của vỏ bánh. Ngoài ra, nó cũng giúp bánh có màu đẹp và vị thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bánh sẽ nhanh mốc và vỏ bánh bị nhão nếu sử dụng nước đường mới nấu.

Ngoài ra để khắc phục tình trạng vỏ bánh bị cứng hay nứt, vỡ hãy cho những miếng dứa (thơm) tươi vào đun cùng với nước đường. Nhớ vứt bỏ bã dứa sau khi nước đường nguội nhé. Đặc biệt với cách này thì mùi dứa cũng không xuất hiện ở phần vỏ.
Nước tro tàu giúp bánh thêm mềm
Khi làm bánh trung thu, nước tro tàu có tác dụng giúp cho vỏ bánh mềm và lên màu đậm được đẹp hơn, nó còn dùng để thắng nước đường. Đây cũng là cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn mà bạn có thể dễ dàng áp dụng,

Trong quá trình nhào nặn nếu vỏ bánh bị khô, nứt hay bở, bạn có thể thêm một lượng dầu ăn và nước tro tàu vừa phải để giảm thiểu giúp vỏ bánh mềm, mịn hơn.
Vỏ bánh các loại nhân nhuyễn như sen, các loại đậu thường mềm hơn vỏ bánh nhân thập cẩm nhờ dầu tiết ra từ nhân bánh. Do vậy bạn cũng cần lưu ý khi tính toán loại nhân làm bánh.
Nhào bột đúng cách
Cách trộn bột mềm ngon để vỏ bánh mềm mịn

- Sử dụng cân tiểu ly để cân đong đúng định lượng giúp bột không khô/nhão.
- Trộn bột nhẹ và đều tay để các nguyên liệu hòa quyện.
- Bánh sẽ khó đóng, nướng bị mất nét nếu nhồi bột quá lâu.
- Cần ủ bột từ 20 – 30 phút để bột nở đều và bánh dẻo mịn hơn.
Một số công thức trộn bột
Bạn có thể áp dụng một số công thức sau để có cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn:
Công thức số 1:
- 120gr bột bánh ngọt (số 8)
- 120gr bột bánh mì
- 160gr nước đường bánh nướng
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 30gr dầu ăn
- 10gr bơ đậu phộng
Công thức số 2:

- 500gr bột mì đa dụng
- 370gr nước đường
- 90gr dầu ăn
- 1/3 muỗng cafe baking soda
- 2 muỗng canh bơ đậu phộng (hoặc 2 lòng đỏ trứng gà)
- 2 muỗng canh rượu Mai Quế Lộ (đối với bánh thập cẩm)
Khối lượng thích hợp khi bọc bánh
Bọc bánh là một nghệ thuật giúp chiếc bánh Trung thu không những ngon mà còn đẹp mắt, đặc biệt cũng là cách làm vỏ bánh trung thu mềm mịn hơn. Do vậy bạn cần chú ý một số yêu cầu sau:

- 0.4 – 0.6 cm là độ dày thích hợp của vỏ bánh.
- Cách bọc nhân đúng là phải vừa bọc vừa miết sát không cho không khí lọt vào giữa. Điều này sẽ giúp bánh thành phẩm không bị tách nhân và vỏ.
- Phải đóng khuôn bánh ngay sau khi bọc nhân, Bạn càng để lâu càng khiến bánh bị khô, khó đóng và bị mất nét họa tiết bánh.
- Bọc bánh tỷ lệ bột và nhân là 1:2 để vỏ bánh dày vừa đủ
Bọc bánh với khối lượng thích hợp

Bọc bánh cũng là một nghệ thuật giúp chiếc bánh Trung thu không những ngon mà còn đẹp mắt. Bọc bánh trung thu phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Vỏ nên mỏng khoảng 0.4 – 0.6 cm.
- Trong quá trình bọc nhân phải vừa bọc vừa miết sát không cho không khí lọt vào giữa, nếu không bánh thành phẩm sẽ bị tách nhân và vỏ.
- Sau khi bọc nhân, phải đóng khuôn bánh ngay, vì để lâu mới đóng sẽ khiến bánh bị khô, khó đóng và bị mất nét họa tiết bánh.
- Bọc bánh tỷ lệ bột và nhân là 1:2 để vỏ bánh dày vừa đủ
Nhiệt độ và thời gian nướng bánh
Chất lượng thành phẩm được quyết định rất lớn bởi nhiệt độ và thời gian nướng.
Nhiệt độ nướng bánh:

- Cần làm nóng lò ở khoảng 200 độ C trong 10 phút trước khi nướng bánh.
- Để tăng độ ngọt vaf màu sắc của bánh nên dùng hỗn hợp phết mặt bánh là lòng đỏ trứng gà, dầu ăn, một ít nước hoặc 1 ít nước đường.
- Quét trứng từ 2 đến 3 lần trong lúc nướng và canh đúng nhiệt độ theo từng lần nướng để bánh vàng mà không bị nứt vỏ. Sử dụng cọ mềm để quét trứng. Khi quét chỉ quét một lớp mỏng, nếu quét trứng quá dày, bánh sẽ dễ khét mặt và nứt vỏ.
- Bánh cần nướng ở nấc giữa của lò. Cần mang bánh ra ngoài khoảng 15 – 20 phút sau mỗi lần nướng, xịt nước và để cho bánh nguội mới quét trứng.
Thời gian nướng bánh trung thu lần lượt như sau:
Lần 1: Phụ thuộc vào từng loại lò và kích thước bánh nhưng thông thường bánh sẽ được nướng trong 7 phút, nhiệt độ 200 – 220 độ C.

Lần 2: Quét bánh và tiếp tục nướng ở 190 – 200 độ C từ 5 đến 7 phút.
Lần 3: Quét bánh và nướng bánh ở khoảng 160 – 180 độ C. Khi bánh chuyển màu gần giống nước đường và có mùi thơm đặc trưng là được.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới