ViettelStore

Công nghệ tấm nền TFT LCD có gì nổi trội? Thiết bị nào dùng màn hình TFT LCD?

Việc sử dụng tấm nền TFT LCD trang bị trên các thiết bị di động thông minh đã từng khá phổ biến. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các ưu điểm vượt trội của công nghệ này, khiến cho nó được rất nhiều hãng di động nổi tiếng sử dụng trên các sản phẩm của họ, thông qua bài viết sau đây nhé!

Công nghệ Màn hình TFT LCD là gì?

TFT LCD là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Thin Film Transistor và Liquid Crystal Display, là loại màn hình không trực tiếp tự tạo được ánh sáng mà sử dụng linh kiện bóng bán dẫn dạng phim mỏng và các đèn nền để có thể phát sáng hiển thị lên điểm ảnh.

TFT LCD được sử dụng khá phổ biến trên các sản phẩm di động thuộc phân khúc giá rẻ.

Màn hình TFT LCD đã được bắt đầu sử dụng đầu tiên lên các dòng điện thoại thông minh giá rẻ vào thời điểm năm 2005 bởi có 1 số cải thiện hơn so với các chủng loại màn hình ở thời kỳ đó như: Khả năng tái tạo màu ưu việt hơn thế hệ trước đó, có thể sản xuất ra màn hình hiển thị độ phân giải cao hơn và đặc biệt là sở hữu mức chi phí giá thành thấp, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo thế mạnh cạnh tranh cho thiết bị.

Cấu tạo của tấm nền hiển thị TFT LCD sử dụng linh kiện bóng bán dẫn để hiển thị điểm ảnh.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay do góc nhìn không rộng, lượng điện năng tiêu thụ có phần cao, cần phải nhìn trực tiếp với màn hình mới thấy rõ và khả năng hiển thị khi sử dụng ngoài ánh sáng mặt trời tương đối kém nên TFT LCD không còn được lựa chọn sử dụng nhiều trên điện thoại thông minh mà đã dần được thay thế bởi 1 số loại tấm nền thế hệ mới như IPS LCD hay AMOLED.

Sự cải tiến của công nghệ TFT LCD tại thời điểm ra mắt

  • Hình ảnh hiển thị sắc nét hơn do có thể tối ưu được độ phân giải cao hơn.
  • Chất lượng hình ảnh tương đối sáng hơn và chuyển động các chi tiết mượt mà hơn so với công nghệ LCD trước đó.
  • Màn hình TFT LCD sử dụng công nghệ bóng bán dẫn có cấu tạo dưới dạng phim mỏng và được phát triển từ công nghệ tấm nền tinh thể lỏng LCD. Với khả năng tái tạo màu sắc chính xác hơn và độ phân giải lớn hơn.
Tại thời điểm ra mắt màn hình TFT LCD được đánh giá là có những nâng cấp đáng kể so với công nghệ LCD tiền nhiệm.

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công nghệ màn hình TFT LCD

Dù các công nghệ màn hình liên tục được phát triển và cải tiến, tuy nhiên cũng khó tránh khỏi những điểm còn hạn chế, và theo xu hương chung thì công nghệ màn hình TFT LCD cũng không phải một ngoại lệ, nó cũng sở hữu cho riêng mình những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Khả năng truyền dẫn tín hiệu ánh sáng tốt và ổn định.
  • Tốc độ phản hồi của công nghệ màn hình này sẽ nhanh hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm thế hệ LCD.
  • Có thể sử dụng ngoài ánh nắng mặt trời với chất lượng hình ảnh tương đối ổn định.
  • Kiểm soát chất lượng hình ảnh và các dải màu sắc tốt.
  • Được ứng dụng trên rất nhiều thiết bị công nghệ di động khác nhau.
  • Tiêu thụ ít năng lượng so với thế hệ LCD.

Nhược điểm

  • Màn hình TFT cung cấp góc nhìn hẹp, chỉ có thể nhìn trực diện để đảm bảo chất lượng hình ảnh hiển thị chuẩn xác nhất.
Màn hình TFT LCD sở hữu nhiều thế mạnh cùng những hạn chế của công nghệ cũ.

Một số sản phẩm đã từng được áp dụng trang bị màn hình TFT LCD

Do sở hữu mức chi phí sản xuất thấp, những lại phải chịu một số hạn chế về điện năng tiêu thụ và góc nhìn hiển thị hẹp so với các công nghệ màn hình thế hệ mới ngày nay. Do vậy các sản phẩm được trang bị tấm nền TFT LCD hiện cũng đã bị loại bỏ khá nhiều và thường chỉ còn được sử dụng trên các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ.

Điện thoại thông minh

Các điện thoại thông minh thuộc phân khúc phổ thông giá rẻ dưới 2 triệu đang được trang bị tấm nền TFT LCD phổ biến. Các thiết bị di động thông minh thế hệ mới hiện nay đã được nâng cấp hơn và sử dụng các loại màn hình công nghệ tiên tiến hơn như IPS LCD, PLS TFT LCD, AMOLED hay Super AMOLED.

Điện thoại thông minh giá rẻ vẫn được trang bị sử dụng màn TFT LCD.

Máy tính bảng

Màn hình TFT không chỉ được sử dụng trang bị trên trên các mẫu điện thoại thông minh phổ thông mà còn được sử dụng trên các loại máy tính bảng, có thể kể đến như:

Samsung Galaxy Tab A7 (2020) với thiết kế đẹp, cấu hình tương đối, nhiều tính năng tiện ích, và là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc. Máy tính bảng sử dụng tấm nền TFT LCD, sở hữu các yếu tố như độ sáng màn hình khá cao và chất lượng hình ảnh chân thực, thông tin hiển thị vẫn rõ nét, và mức giá thành dễ tiếp cận.

Máy tính bảng sở hữu công nghệ màn hình TFT LCD.

Laptop

Ngoài các thiết bị di động, TFT LCD còn được tích hợp trên một số dòng laptop thuộc phân khúc giá thành thấp, kể đến như:

Laptop Acer Nitro 5 Gaming AN515 56 5256 i5 có thiết kế ngôn ngữ gaming “cực ngầu” và màn hình giải trí sắc nét, dễ dàng thu hút nhiều đối tượng người dùng. Màn hình TFT của máy được cải tiến nhiều so với công nghệ LCD, giúp truyền dẫn ánh sáng tốt và ổn định hơn. Kết hợp với công nghệ Acer ComfyView, màn hình sẽ không bị các hiện tượng bóng, chói sáng, giúp hiển thị tốt ngay cả trong điều kiện ánh sáng phức tạp.

Laptop trang bị màn hình TFT LCD đã được tối ưu hơn nhằm khắc phục hạn chế của nó.

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến công nghệ tấm nền TFT LCD. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về tấm nền TFT LCD, để có thể thuận tiện hơn trong việc lựa chọn sở hữu một thiết bị di động thông minh đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore