Điện thoại bị nóng, hết pin nhanh mà không rõ nguyên nhân là một trong những tình trạng khiến nhiều người dùng không khỏi lo lắng. Hãy tham khảo cách khắc phục máy điện thoại bị nóng và nhanh hết pin dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- Tại sao điện thoại bị nóng?
- Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị nóng
- Làm gì khi điện thoại bị nóng, nhanh hết pin?
- 1. Giữ độ sáng màn hình ở mức vừa phải
- 2. Kiểm tra các ứng dụng đang gặp lỗi
- 3. Tắt ứng dụng chạy ngầm, tắt ứng dụng không cần thiết
- 4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
- 5. Không chơi game trong thời gian dài
- 6. Điện thoại bị nóng khi sạc
- 7. Khởi động lại thiết bị
- 8. Tạm ngưng sử dụng máy ảnh
- 9. Cập nhật hệ điều hành mới nhất cho thiết bị
- 10. Hạn chế sử dụng ốp
- 11. Giảm sử dụng mạng, Bluetooth khi không cần thiết
Tại sao điện thoại bị nóng?
Một số nguyên nhân lý giải tại sao điện thoại iPhone bị nóng, nhanh hết pin như:
– Điện thoại đã sử dụng trong thời gian dài khiến pin bị nóng lên.
– Do sử dụng đồng thời nhiều ứng dụng trên điện thoại dẫn đến quá tải.
– Do vừa sạc pin vừa dùng điện thoại.
– Ứng dụng, phần mềm trên điện thoại đã lỗi thời, tiêu tốn nhiều tài nguyên máy hơn.
– Người dùng đang sử dụng điện thoại gần nơi có nhiệt độ cao như dưới trời nắng,…
Dấu hiệu nhận biết điện thoại bị nóng
Dấu hiệu điện thoại iPhone bị nóng khá dễ dàng thông qua cảm nhận nhiệt độ trên thân máy tăng cao (trên 30 độ C) bằng tay. Một số phần mềm điện thoại báo thiết bị quá nóng cũng có thể được sử dụng để nhận biết tình trạng này. Nếu điện thoại bị nóng lên bất thường khi đang sử dụng hoặc đang sạc pin đều rất nguy hiểm, thậm chí khi nhiệt độ quá cao có thể phát nổ.
Làm gì khi điện thoại bị nóng, nhanh hết pin?
Dưới đây là một số giải pháp hỗ trợ người dùng khi điện thoại bị nóng phải làm sao dành cho bạn tham khảo và áp dụng phù hợp.
1. Giữ độ sáng màn hình ở mức vừa phải
Việc để độ sáng màn hình quá cao khiến điện thoại hết pin và nóng lên nhanh chóng. Do vậy, tốt nhất người dùng nên để độ sáng màn hình điện thoại ở mức 30 – 40%.
2. Kiểm tra các ứng dụng đang gặp lỗi
Các ứng dụng trên điện thoại bị lỗi có thể khiến máy bị nóng lên. Khi đó, bạn hãy xóa ứng dụng lỗi và cài đặt hoặc cập nhật lại phiên bản mới nhất để tăng tuổi thọ pin và thiết bị.
3. Tắt ứng dụng chạy ngầm, tắt ứng dụng không cần thiết
Điện thoại nhanh nóng có thể do đang mở quá nhiều ứng dụng hay chạy tác vụ đa nhiệm. Do vậy, hãy tắt các ứng dụng đang chạy nền không cần thiết trên máy để tiết kiệm pin.
4. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
Ánh nắng mặt trời là một nguồn nhiệt nên khi chiếu trực tiếp vào điện thoại sẽ khiến máy nóng lên nhanh chóng. Hãy hạn chế sử dụng điện thoại của mình dưới trời nắng nóng nhé.
5. Không chơi game trong thời gian dài
Tình trạng điện thoại chơi game bị nóng máy do phải hoạt động ở mức công suất cao, dẫn đến quá tải và nhanh nóng mát hơn bình thường. Nên chơi game trong khoảng thời gian phù hợp để điện thoại có thể nghỉ ngơi và làm mát, kéo dài tuổi thọ pin tốt hơn.
6. Điện thoại bị nóng khi sạc
Nguyên nhân khi sạc điện thoại bị nóng có thể do: Người dùng sử dụng sạc nhanh, dùng ốp khi sạc, hoặc do vừa sạc vừa dùng điện thoại để chơi game, xem phim, sử dụng sạc không chính hãng… Cách khắc phục tình trạng này có thể tham khảo như: Tháo ốp lưng khi sạc điện thoại, tắt nguồn điện thoại khi sạc, sử dụng dây sạc chuẩn chính hãng.
7. Khởi động lại thiết bị
Điện thoại sử dụng sau một thời gian người dùng nên khởi động lại để giải phóng dung lượng RAM, tránh bị quá tải và nóng máy, đồng thời giúp máy chạy nhanh hơn.
8. Tạm ngưng sử dụng máy ảnh
Khi dùng camera điện thoại để chụp ảnh hoặc quay phim lâu sẽ khiến máy bị nóng nên, đặc biệt khi quay chụp hình ảnh có độ phân giải cao. Cách làm mát máy nhanh nhất lúc này là tạm dừng sử dụng máy ảnh để máy trở về nhiệt độ bình thường trước khi dùng tiếp.
9. Cập nhật hệ điều hành mới nhất cho thiết bị
Điện thoại chạy trên hệ điều hành cũ, lỗi thời sẽ giảm khả năng xử lý dữ liệu, khiến tốn nhiều thời gian, năng lượng và máy cũng nóng nhanh hơn. Do vậy, người dùng hãy chú ý cập nhật hệ điều hành Android và iOS thường xuyên để máy luôn hoạt động tốt nhất.
10. Hạn chế sử dụng ốp
Ốp lưng là món phụ kiện giúp bảo vệ điện thoại, chống va đập, trầy xước hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của ốp lưng là khiến điện thoại nhanh bị nóng nếu sử dụng trong thời gian dài do nhiệt lượng không thể thoát ra. Việc tháo ốp lưng điện thoại là cần thiết bị sạc pin, chơi game hay sử dụng điện thoại tần suất cao.
11. Giảm sử dụng mạng, Bluetooth khi không cần thiết
Điện thoại iPhone bị nóng và tắt nguồn có thể do người dùng đang sử dụng các kết nối Wifi, 3G/4G hoặc Bluetooth liên tục, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng khi không cần thiết. Do đó, hãy ngắt các kết nối không dây không cần thiết để tiết kiệm năng lượng và kéo dài thời gian sử dụng điện thoại, tránh nóng máy.Hy vọng với những thủ thuật hướng dẫn cách xử lý điện thoại bị nóng trên đây có thể giúp ích được người dùng khi sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới