ViettelStore

Cùng khám phá mọi thứ về Internet of Things (IoT) là gì?

Hiện nay, Internet of Things hay còn gọi là ứng dụng của Internet vạn vật đang ảnh hưởng đến lối sống của người dùng ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau. Hiện nay cũng đã có khá nhiều những tổ chức, cá nhân của mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đã sử dụng IoT như một phương tiện để hoạt động được hiệu quả và dễ dàng hơn. Vậy Internet of things (IoT) là gì và vì sao công nghệ này lại được ưa chuộng sử dụng đến thế? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Internet of Things (IoT) là gì?

Internet of Things (IoT) là gì? Hay còn gọi là Internet vạn vật là gì? IoT được viết tắt của cụm từ Internet of Things, đây được hiểu là Internet vạn vật. Nó chính là một hệ thống các máy móc cơ khí, thiết bị tính toán, kỹ thuật số. Trong đó cả con người cũng có liên quan với nhau bởi cùng khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Internet of Things (IoT) là gì?

Theo đó, có một ý tưởng về mạng lưới thiết bị thông minh đã được đưa ra từ những năm 1982. Điều này được thông qua từ một chiếc máy bán nước Coca-Cola tại trường Đại học Carnegie Mellon đã giúp nó trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối với  Internet. Đồng thời nó còn có khả năng báo cáo kiểm kho, kiểm tra được độ lạnh của những chai nước khi mới bỏ vào máy.

Vào năm 1999, Kevin Ashton đã chính thức đưa ra cụm từ Internet of Things nhằm mục đích mô tả hệ thống mà ở đó Internet thông qua các cảm biến đã được kết nối với thế giới vật chất.

Cấu trúc của hệ thống Internet of Things (IoT) là gì?

Hệ thống IoT sẽ gồm có 4 thành phần chính. Đó là thiết bị (Things), trạm kết nối ( Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud), bộ phân tích và xử lý dữ liệu ( Services-creation and Solution Layers).

Cấu trúc của hệ thống IoT

Cảm biến sẽ đảm nhiệm chức năng cảm nhận các tín hiệu từ môi trường, cụ thể đó là áp suất, nhiệt độ hay ánh sáng… Sau đó, chúng tiếp tục được chuyển thành dạng dữ liệu ở trong môi trường Internet. Tiếp đó, các tín hiệu này sẽ được xử lý, đưa ra các thay đổi tùy theo ý muốn của người sử dụng. Hiện nay, IoT đã được áp dụng phổ biến thông qua các ứng dụng trên điện thoại và trên máy tính.

Nguyên lý hoạt động của Internet of Things (IoT) là gì?

Thông thường hệ thống IoT được hoạt động dựa trên việc thu thập, trao đổi dữ liệu trên thời gian thực. Theo đó, một hệ thống IoT được hoàn chỉnh sẽ gồm có 3 thành phần như sau.

Thiết bị thông minh

Thiết bị thông minh

Nó được xem như là một thiết bị, giống như tivi, các thiết bị tập thể dục, camera an ninh được trao đổi khả năng điện toán. Thiết bị thông minh sẽ tiến hành thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, thao tác nhập dữ liệu và truyền giống như nhận dữ liệu qua Internet từ ứng dụng IoT của nó.

Ứng dụng IoT

Đây là tập hợp các dịch vụ, phần mềm đảm nhiệm chức năng là tích hợp những dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Nó sẽ sử dụng công nghệ máy học, trí tuệ nhân tạo để tiến hành phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra các quyết định. Và những quyết định này sau đó sẽ được truyền trở lại thiết bị IoT, thiết bị sẽ tiến hành phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách hết sức thông minh.

Giao diện đồ họa người dùng

Giao diện đồ họa người dùng

Một hoặc một nhóm các thiết bị IoT sẽ được quản lý dựa trên giao diện đồ họa người dùng. Ví dụ đó là một ứng dụng di động, hay một trang web có thể sử dụng để tiến hành đăng ký cũng như kiểm soát được các thiết bị thông minh.

Ưu điểm và nhược điểm của Internet of Things (IoT) là gì?

Từ những thông tin trên người dùng cũng đã thấy được lợi ích của Internet vạn vật, chúng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống của con người. Cụ thể những ưu điểm đó là gì?

  • Truy cập được tất cả thông tin ở mọi lúc, mọi nơi trên tất cả các thiết bị.
  • Cải thiện việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử với nhau khi chúng được kết nối.
  • Giúp chuyển tải dữ liệu qua mạng Internet nhằm tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ từ đó cải thiện được chất lượng dịch vụ doanh nghiệp.
Lợi ích của hệ thống IoT

Vậy IoT sẽ có nhược điểm gì?

  • Khi các thiết bị đã được kết nối với nhau, thì mọi thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị sẽ có nguy cơ bị hacker đánh cắp rất cao.
  • Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng số lượng thiết bị IoT quá nhiều, khiến cho việc thu thập cũng như quản lý dữ liệu trở nên khó khăn hơn.
  • Hiện tại, chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào cho khả năng tương thích IoT, nên sẽ khá khó cho các thiết bị đến từ nhiều nhà sản xuất với nhau.

Những ứng dụng tiêu biểu của Internet of Things (IoT) là gì?

Nhà thông minh

Những thiết bị nhà thông minh sẽ được tập hợp vào các yếu tố là hoạt động hiệu quả, an toàn, mạng lưới kết nối trong nhà. Cụ thể như:

  • Ổ điện thông minh sẽ có thẻ giám sát được mức độ sử dụng điện, trong đó bộ điều nhiệt thông minh sẽ giúp kiểm soát được nhiệt độ ở mức tốt hơn. 
  • Còn đối với hệ thống thủy canh sẽ sử dụng cảm biến IoT để quản lý vườn trồng.
  • Máy báo khói IoT sẽ  giúp phát hiện cũng như thông báo về khói thuốc lá.
  • Hệ thống an ninh trong gia đình như camera, khóa cửa, máy phát hiện rò nước… sẽ giúp ngăn chặn và phát hiện một cách nhanh chóng các mối nguy hiểm, sau đó gửi cảnh báo tới chủ nhà. 
Nhà thông minh

Như vậy, với những thiết bị thông minh trong gia đình sẽ được sử dụng với mục đích sau:

  • Tự động tắt tất cả các thiết bị khi chủ nhà không có nhu cầu sử dụng.
  • Bảo trì cũng như quản lý các bất động sản cho thuê.
  • Tìm kiếm đồ đạc bị thất lạc một cách nhanh chóng như chìa khóa hoặc ví.
  • Tự động hóa mọi công việc thường ngày cho chủ nhà như hút bụi, pha cà phê,…

Xe hơi thông minh

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì các phương tiện di chuyển như ô tô cũng có thể kết nối được Internet với nhiều cách khác nhau. Đó chính là thẻ thông qua camera hành trình, hệ thống tin học giải trí, thực hiện qua các cổng kết nối của phương tiện.

Xe hơi thông minh

Quá trình này được thực hiện dựa trên việc thu thập dữ liệu từ chân ga, đồng hồ tốc độ, phanh, bánh xe,… để có thể giám sát được hiệu suất của người lái cũng như tình trạng của phương tiện.

Công trình thông minh

Không khó để người dùng có thể nhận thấy tại các khuôn viên trường đại học hay các công trình thương mại hiện nay đều ứng dụng IoT với mục đích thúc đẩy hoạt động hiệu quả được cao hơn. Vậy mục đích sử dụng của những công thông minh dựa trên công nghệ IoT là gì? 

Công trình thông minh
  • Hạn chế được mức tiêu thụ năng lượng.
  • Tận dụng được mọi không gian để làm việc hiệu quả hơn.
  • Giảm được chi phí bảo trì.

Thành phố thông minh

Chúng ta không thể phủ nhận được những hiệu quả của hệ thống IoT khi được áp dụng vào quy hoạch đô thị cũng như bảo trì cơ sở hạ tầng. Nó đã giúp cho chính phủ giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, cơ sở hạ tầng và cả y tế. Cụ thể như sau:

  • Đo lường chất lượng không khí và mức độ bức xạ.
  • Giảm được các chi phí năng lượng dựa trên hệ thống chiếu sáng thông minh.
  • Xác định được thời điểm cần bảo trì cơ sở hạ tầng.
  • Góp phần gia tăng được lợi nhuận nhờ công tác quản lý bãi đỗ xe vô cùng hiệu quả.
Thành phố thông minh

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho người dùng mọi thông tin về Internet of Things (IoT) là gì? Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về IoT và hiểu thêm được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống ngày nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore