ViettelStore

Màn hình AMOLED là gì? Đánh giá ưu nhược, điểm màn hình AMOLED

Công nghệ màn hình AMOLED ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị smartphone và máy tính bảng. Vậy chi tiết màn hình AMOLED là gì? Công nghệ này có  những ưu điểm và hạn chế gì cần chú ý? Bài viết sau hy vọng sẽ giúp bạn trả lời một phần thắc mắc này. 

Bài viết liên quan:

Màn hình AMOLED là gì?

AMOLED là tên gọi viết tắt của cụm từ tiếng Anh Active Matrix Organic Light Emitting Diode, tạm hiểu là Diode phát quang hữu cơ ma trận động. Về bản chất, công nghệ AMOLED được phát triển và nâng cấp từ nền tảng màn hình diode phát quang hữu cơ (màn hình OLED). Hiện nay, màn hình AMOLED được biết đến là công nghệ sản xuất màn hình cao cấp nhất dành cho các thiết bị di động thông minh như smartphone hay máy tính bảng tại nhiều phân khúc từ bình dân cho đến cao cấp.

Công nghệ AMOLED dựa trên nguyên lý Diode phát quang hữu cơ ma trận động
Công nghệ AMOLED dựa trên nguyên lý Diode phát quang hữu cơ ma trận động

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AMOLED sử dụng các điểm ảnh OLED gắn trên tấm film bán dẫn mỏng (TFT) tạo thành ma trận các điểm ảnh được sắp xếp theo trật tự nhất định dày đặc, cho phép hiển thị tín hiệu hình ảnh thông qua tác động của các dòng điện tử. Nhờ vậy chất lượng hiển thị trên màn hình cao cấp hơn, đồng thời tiết kiệm điện năng.

Ưu điểm công nghệ màn hình AMOLED là gì?

Màn hình AMOLED có ưu điểm đáng chú ý chính là cho chất lượng hình ảnh với độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Độ chi tiết và độ sâu hình ảnh cũng được gia tăng giúp người xem trải nghiệm hình ảnh đẹp mắt và ấn tượng hơn so với các loại màn hình truyền thống như LED hay LCD.

Màn hình AMOLED cho hình ảnh với độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ, tươi sáng
Màn hình AMOLED cho hình ảnh với độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ, tươi sáng

Một điểm cộng khác của màn hình AMOLED so với màn hình IPS là khả năng chịu áp lực cao, độ bền cao, nguy cơ nứt vỡ hư hỏng do va đập thấp hơn. Trong khi đó cấu tạo đặc biệt của màn hình AMOLED cho độ dày mỏng hơn so với màn hình IPS giúp thiết kế những thiết bị có kích thước siêu mỏng.

Cuối cùng không thể bỏ qua một ưu điểm của màn hình AMOLED chính là khả năng tiết kiệm điện tối ưu so với loại màn hình LCD truyền thống. Thử nghiệm cho thấy công nghệ AMOLED giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 40 đến 50% cực kỳ ấn tượng.

Nhược điểm màn hình AMOLED

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, màn hình màn hình AMOLED vẫn còn tồn tại một nhược điểm chính là độ sáng chưa thể bằng với các loại màn hình LCD. Do vậy, trong điều kiện ánh sáng mặt trời cường độ cao thì việc sử dụng thiết bị vẫn có đôi chút hạn chế. Hiện nhà phát triển Samsung đã tìm ra giải pháp khắc phục hạn này bằng công nghệ Super AMOLED nâng cấp.

Tương lai phát triển của màn hình AMOLED

Sở hữu rất nhiều ưu điểm, công nghệ màn hình AMOLED và các phiên bản nâng cấp ngày càng được ứng phổ biến và c phát triển vượt trội. Những thiết bị ứng dụng màn hình AMOLED không dừng trên các dòng smartphone, máy tính bảng mà trong tương lai sẽ còn có thể mở rộng ứng dụng sang các thiết bị khác đa dạng như TV, laptop hay máy tính PC.

Bên cạnh những thông tin về công nghệ màn hình AMOLED là gì thì người dùng cũng có thể tham khảo thêm các thông tin về các thiết bị ứng dụng công nghệ này. Nổi bật là các dòng sản phẩm cao cấp của Samsung và nhiều hãng smartphone nổi tiếng khác, điển hình như iPhone của Apple cũng ứng dụng công nghệ màn hình tiên tiến này.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore