Mặc dù giao diện mặc định của điện thoại Android đã được cải tiến rất nhiều giúp trải nghiệm tốt hơn và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số nền tảng tùy biến dành cho Android để được trải nghiệm những tính chất mở và nhiều tính năng hữu ích khác.
Nếu bạn là người có sở thích khám phá những điều mới lạ thì hãy sử dụng ngay một trong những tùy biến dành cho điện thoại Android được gợi ý dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Ứng dụng bàn phím Gboard và SwiftKey
Gboard và SwiftKey là hai ứng dụng bàn phím được người dùng Android ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cả hai ứng dụng này đều được tích hợp rất nhiều tính năng mở rộng thú vị như: thay đổi chủ đề cho bàn phím, nhập nhanh ký tự bằng cách lướt qua chữ cái, gửi biểu tượng cảm xúc hoặc ảnh gif dễ dàng,…
Gboard chiếm ưu thế hơn SwiftKey do: dự đoán từ nhanh hơn, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hơn, tìm kiếm web tốt hơn. Tuy nhiên, ứng dụng SwiftKey vẫn có ưu điểm riêng của mình đó là các chủ đề phong phú, truy cập vào khay nhớ tạm thời nhanh hơn và đơn giản hơn Gboard.
2. Energy Ring và Energy Bar
Nền tảng tùy biến dành cho Android thứ hai chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đó là Energy Ring và Energy Bar. Cả hai ứng dụng này cho phép người dùng biến đổi cách hiển thị pin trên màn hình theo những cách khác nhau. Energy Ring sử dụng hình tròn bao quanh camera trước làm biểu tượng pin và người dùng có thể thay đổi độ dày, màu sắc của hình tròn theo ý mình.
Trong khi Energy Bar lại xuất hiện dưới dạng là một thanh ngang phía trên đầu màn hình và phát sáng được. Khi pin giảm, thanh ngang này cũng di chuyển để tương ứng với lượng pin còn lại. Người dùng cũng có thể thay đổi màu sắc của thanh ngang, tách thành từng đoạn tương ứng với số phần trăm pin hoặc có thể cài đặt sử dụng hiệu ứng chuyển màu.
Hai ứng dụng này hiện đã hỗ trợ hầu hết các mẫu điện thoại Samsung, tuy nhiên để sở hữu tất cả các tính năng người dùng sẽ phải trả thêm một khoản phí.
3. IFTTT
IFTTT là một nền tảng tùy biến hoạt động dựa trên nguyên tắc “Nếu… thì” giúp người dùng tự động hóa một số tác vụ trên điện thoại. Hiện IFTTT hoạt động được trên cả hệ điều hành Android và iOS. Ngoài ra, tùy biến này còn có thể kết nối các ứng dụng và dịch vụ với nhau giúp quá trình sử dụng nhanh chóng và suôn sẻ hơn.
Với IFTTT, các bạn có thể tạo ra chuỗi công việc theo ý của mình hoặc tải các công thức đó từ applet hay được đề xuất trên cộng đồng. Để dễ hiểu hơn, các bạn có thể cài đặt dừng nhận mail trong 10 giờ thì khi mail đến chúng sẽ được chuyển vào cloud và không làm phiền bạn. Chưa hết, IFTT còn có thể kết nối với Google Assistant hay Alexa.
Bản bình thường sẽ không mất phí nhưng nếu bạn muốn tạo các applet không giới hạn sẽ phải mua bản Pro với giá 1,99$ cho 1 tháng.
4. KWGT, KLWP, KLCK
Nếu bạn muốn tùy chỉnh giao diện hiển thị trên điện thoại có thể sử dụng một trong ba nền tảng tùy biến dành cho Android là KWGT, KLWP và KLCK.
KWGT (Kustom Widget Maker): là ứng dụng cho phép người dùng tạo ra widget cho màn hình chính của điện thoại, tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ mất hơi nhiều thời gian và bạn cần phải tìm hiểu và làm quen với nó.
KLCK (Kustom Lock Screen Maker): Cho phép tạo và sử dụng màn hình khóa theo sở thích của mình như: tạo hiệu ứng, đổi phông chữ, thay màu sắc, hiển thị các dữ liệu như: pin, lịch, wifi, CPU,…
KLWP (Kustom Live Wallpaper Maker): cho phép người dùng tạo ra các theme có hình ảnh hoặc chuyển động theo sở thích của mình. Các bạn cũng có thể sử dụng theme có sẵn trong ứng dụng.
5. Tasker
Tasker là một tùy biến cho Android rất được ưa chuộng trên CH Play và người dùng có thể sử dụng được nhiều thứ như: thiết lập hệ thống, tự động hóa tác vụ, thay đổi âm lượng khi ra khỏi nhà. Với hơn 350 hành động như: tạo thông báo, gửi tin nhắn, bật/tắt wifi, xử lý file,… người dùng sẽ không phải sử dụng điện thoại quá nhiều để làm các công việc trên nhờ có Tasker.
6. Zedge
Với nền tảng tùy biến dành cho Android Zedge, các bạn sẽ có hơn 1 triệu hình nền và trên 1000 video hình nền – loại video đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Ngoài ra, Zedge còn cho phép người dùng thay đổi nhạc chuông và âm báo theo sở thích của mình.
7. Volume Control Panel Pro
Chỉ mất 1,49$, các bạn sẽ có một tùy chính nâng cao cho âm lượng trên điện thoại Android. Volume Control Panel Pro giúp người dùng nhanh chóng thay đổi được âm lượng, chế độ rung, màn hình sáng và nhiều tính năng khác.
Người dùng có thể thay đổi vị trí, màu sắc bảng điều khiển, hiển thị theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
8. Substratum và Synergy
Nền tảng tùy biến số 8 đó là Substratum và Synergy. Với hai ứng dụng này người dùng có thể thay đổi theme trên điện thoại Android. Một số thiết bị sẽ phải root mới có thể sử dụng được hai phần mềm này.
9. Reddit
Reddit không chỉ là một ứng dụng thông thường mà còn là diễn đàn thông tin và giải trí. Các bạn có thể trao đổi, bình luận nhiều vấn đề.
Ngoài ra, các bạn có thể tìm các ý tưởng để tạo ra widget sáng tạo học hỏi công thức cho IFTT. Hay có giao diện cá nhân và các bài đăng như một số mạng xã hội khác.
Tổng kết
Trên đây là 9 nền tảng tùy biến dành cho Android các bạn nên sử dụng cho điện thoại của mình. Chúng sẽ đem đến cho các bạn rất nhiều trải nghiệm mới trong quá trình sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới