Chủ đề chụp ảnh macro luôn thú vị và hấp dẫn nhiều người chụp ảnh, nhất là giai đoạn đầu mới biết chụp, vì nó dễ dàng hơn các chủ đề khác. Để cho ra đời các bức ảnh macro chất lượng nhất, trước hết bạn cần tìm hiểu ống kính macro là gì cũng như đặc điểm của loại ống kính này.
Tóm tắt nội dung
Ống kính Macro là gì?
Ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự được thiết kế đặc biệt để có thể cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần. Trong thông số kỹ thuật ống kính, tỷ lệ này có nghĩa là khi bạn chụp một vật thể ở ngoài với kích thước là 10 mm, thì ảnh được chiếu lên cảm biến máy ảnh vẫn là 10mm.
Ống kính này có thể dùng thay cho ống kính cùng tiêu cự bình thường (như normal 50mm, 200mm chẳng hạn…) nhưng độ sắc nét ở các cự ly xa từ vài mét trở lên lại không bằng. Việc ống macro không đặt độ sắc nét ở cự ly chụp đối tượng xa là do cấu trúc thấu kính đặc biệt chuyên dụng macro.
Hiện nay, có các loại tiêu cự sau
- Short Macro (30mm – 50mm): Khoảng cách lấy nét khoảng 15 cm.
- Standard Macro (60mm – 105mm): Khoảng cách lấy nét tối thiểu khoảng 20-30 cm.
- Tele – Macro (150mm – 200mm): Khoảng cách lấy nét tối thiểu khoảng 60cm.
Đặc điểm của ống kính Macro
- Độ phóng đại xác định tỉ lệ giữa kích thước thật của vật thể và hình ảnh của nó ghi lại trên phim hoặc sensor. Độ phóng đại tối thiểu khi chụp ở cự ly gần của ống kính Macro là 1:2 (ảnh thu được trên cảm biến ống kính nhỏ hơn hai lần kích thước của vật thể thực), 1:1 đến 10:1 và có thể lên đến 20:1.
- Khoảng cách chụp là khoảng cách từ đối tượng đến mặt trước của ống kính. Trong khi đó, khoảng cách lấy nét là khoảng cách từ đối tượng đến điểm lấy nét ở phía sau ống kính.
Tùy thuộc vào quy định khoảng cách tối thiểu của ống kính, cũng như các yếu tố về độ dày thân máy, độ dài ống kính sẽ có khoảng cách chụp tối thiểu tương ứng.
- Tiêu chí dành cho ảnh macro và cũng để phân biệt với loại ảnh khác còn có tiêu chí khác đó là độ sâu trường ảnh (DOF). Khi sử dụng ống kính Macro, thường ảnh sẽ có độ sâu trường ảnh rất hẹp (vùng bắt nét ảnh nhỏ), vì thế bạn nên chú ý điều chỉnh độ sâu trường ảnh để lấy được các chi tiết mong muốn bắt nét.
- Ống kính Macro được thiết kế để lấy nét những bức ảnh chụp ở cự ly gần, những bức ảnh được chụp gần sẽ sắc nét nhất. Tuy nhiên với những đối tượng bình thường, được chụp ở một khoảng cách bình thường, nhiều ống kính Macro vẫn cho hiệu suất chụp ảnh sắc nét.
Chụp ảnh Macro là gì?
Một khái niệm nữa bạn có thể hay nghe thấy trong chụp ảnh đó là chụp ảnh macro. Đây là kỹ thuật chụp ảnh bắt nét ảnh ở khoảng cách gần, dùng để chụp cận cảnh các đối tượng có kích thước nhỏ. Ảnh được chụp bằng ống kính macro có thể phóng đại trên cảm biến ống kính tùy theo tỷ lệ quy định và có độ sắc nét cao.
Để có một bức ảnh chụp macro đẹp, bạn nên lưu ý một vài yếu tố sau:
- Cơ chế hoạt động của chụp ảnh Macro là phóng to những đối tượng có kích thước nhỏ lên để dễ quan sát. Vật thể sẽ được lấy nét và phần phông nền phía sau sẽ được làm mờ đi để nổi bật vật thể.
- Yếu tố ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với ảnh chụp nói chung và ảnh chụp Macro nói riêng. Để có một bức ảnh đẹp bạn cần chú ý đến các yếu tố về ánh sáng như thời điểm, cường độ sáng, hướng chiếu sáng, các yếu tố ảnh hưởng đến ánh sáng và có biện pháp che chắn cho phù hợp.
- Độ sâu trường ảnh khi chụp Macro thường rất nhỏ khi bạn muốn lấy nét chụp ảnh. Nếu bạn muốn lấy nét trên một vùng rộng hơn, bạn có thể chụp nhiều tấm ảnh và xếp chồng chúng lên nhau bằng các ứng dụng khác để hiệu quả nét ảnh không bị giảm khi tăng độ sâu trường ảnh.
Một vài gợi ý để sử dụng ống kính macro cho một bức ảnh đẹp đẹp mắt
Sau khi đã trang bị những lý thuyết cơ bản về ống kính macro là gì, bạn nên tham khảo một vài gợi ý hay ho để sử dụng ống kính macro hiệu quả.
Trước tiên, bạn cần chọn cho mình một chiếc máy ảnh có hỗ trợ chụp Macro. Bạn có thể tham khảo các dòng máy ảnh của Sony hoặc Olympus với chế độ Super Macro cho phép phóng đại vật thể chụp. Thực tế cho thấy đa số các dòng máy ảnh đều có trang bị Macro nhưng thực chất chỉ hỗ trợ chụp Close – up (chỉ chụp ảnh ở cự ly gần, không thể phóng đại).
Tiếp theo, bạn nên sử dụng chức năng đèn Flash của máy ảnh. Vì đặc trưng của chụp Macro là độ sâu trường ảnh sâu, khẩu độ thấp, thậm chí rất thấp, dẫn đến tốc độ chậm, Flash sẽ hạn chế được tình trạng rung máy hay mất nét mà vẫn duy trì được độ sâu trường ảnh mong muốn.
Tuy nhiên, lưu ý rằng bật Flash sẽ dễ dẫn đến tình trạng cháy ảnh. Do vậy bạn nên dùng thêm một tấm tản ánh sáng để làm dịu ánh sáng, ánh sáng tỏa rộng và đều hơn.
Cuối cùng, khi chụp ảnh Macro thì độ sâu trường ảnh sẽ thấp, thế nên chỉ cần một tác động rung nhỏ cũng sẽ làm mất nét ảnh. Do vậy để hạn chế rung lắc, bạn nên sử dụng tripod để cố định máy ảnh, cho bức ảnh rõ nét và chất lượng hơn.
Tạm kết
Chụp ảnh macro không khó nhưng cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người chụp ảnh trong việc hiểu được bản chất ống kính macro là gì, chụp ảnh macro là như thế nào. Hi vọng với những thông tin trên đây, các bạn có thể sử dụng hiệu quả và cho ra đời những bức ảnh macro đẹp. Chúc các bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới