ViettelStore

Phân loại các loại nồi cơm điện hiện có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại nồi cơm điện dành cho khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có thể phân loại chính xác loại nồi cơm điện nào tốt. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại nồi cơm điện trong bài viết dưới đây.

Phân loại các loại nồi cơm điện hiện có trên thị trường

1. Phân chia theo thiết kế

Theo đặc điểm thiết kế có thể phân chia các loại nồi cơm điện thành 2 loại nồi nắp rời và nồi nắp liền. Chi tiết ưu và nhược điểm của 2 loại nồi này như sau: 

1.1. Nồi cơm điện nắp gài

Nồi cơm lắp gài

Ưu điểm

  • Thiết kế phần thân và nắp nồi được gắn liền mạch nguyên khối.
  • Thường có cấu tạo từ 1- 3 mâm nhiệt giúp cơm nấu chín đều, ngon hơn so với nồi nắp rời.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt hơn sau khi nấu cơm, giúp giữ cơm mềm và dẻo hơn trong nhiều giờ liên tục.
  • Lòng nồi hầu hết được làm từ hợp kim có tráng men chống dính, tránh bám dính cơm khi nấu, dễ dàng lau rửa.
  • Thao tác điều khiển nồi đơn giản bằng nút gạt, dễ sử dụng.

Nhược điểm

  • Phần nắp gài do được gắn liền với thân nồi nên không thể tháo ra được, nên khó vệ sinh hơn nồi nắp rời.
  • Thường sẽ không hẹn được thời gian nấu cơm

1.2. Nồi cơm điện nắp rời

Ưu điểm

  • Có thiết kế đơn giản với phần nắp thường làm bằng kính hoặc inox, dễ dàng tháo rời và thuận tiện vệ sinh. 
  • Thời gian nấu cơm rất nhanh, và chỉ có một nút điều khiển đơn giản.
  • Thường chỉ có 1 mâm nhiệt và giá thành cũng thấp hơn các loại nồi cơm điện khác trên thị trường.
Nồi cơm nắp rời

Nhược điểm

  • Nấu cơm không ngon bằng loại nồi nắp liền.
  • Không có van thoát hơi nước nên nồi dễ bị trào khi sôi.
  • Khả năng giữ nhiệt kém.

2. Phân chia theo cách hoạt động

Căn cứ vào tính năng sử dụng và cơ chế hoạt động sản phẩm, có thể chia các loại nồi cơm điện thành 3 loại gồm: nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cao tần. Chi tiết đặc điểm, ưu và nhược điểm của các loại nồi này như sau:

2.1. Nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện cơ được thiết kế để tự động nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Cấu tạo thiết bị gồm một nguồn nhiệt, lòng nồi nấu và một thiết bị cảm ứng nhiệt. Thiết bị cảm ứng sẽ đo nhiệt độ của nồi khi nấu và tự động kiểm soát nhiệt lượng. 

Nồi cơm điện cơ Kangaroo

Ưu điểm

  • Giá thành thấp hơn nồi cơm điện tử, chỉ từ 200.000 đồng - 1 triệu đồng.
  • Mẫu mã và dung tích sản xuất phong phú, đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng.
  • Thao tác sử dụng đơn giản.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau rửa.
  • Thời gian nấu cơm chín nhanh.

Nhược điểm

  • Chỉ có thể dùng để nấu cơm hoặc chế biến một số món ăn hạn chế.
  • Không thể hẹn giờ nấu.
  • Cơm nấu dễ bị nhão hoặc khô khi cho quá nhiều hay ít nước.

>> XEM GIÁ NỒI CƠM ĐIỆN CƠ KANGAROO <<

2.2. Nồi cơm điện tử

Nồi cơm điện tử tuy mới xuất hiện trên thị trường trong vài năm trở lại đây và ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Thiết kế nồi cơm điện tử phức tạp hơn và được trang bị màn hình tinh thể lỏng, vi mạch điện tử, và nhiều chế độ nấu nướng tự động.

Nguyên lý hoạt động:

  • Nồi cơm điện tử được trang bị một con chip điện tử đã được cài sẵn các chương trình nấu, có thể tự điều chỉnh thời gian, nhiệt độ nấu phù hợp với từng loại món ăn.
  • Nồi sẽ tự chuyển sang chế độ hâm khi hết thời gian nấu, giúp giữ ấm thức ăn, đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất.
Nồi cơm điện tử Nồi cơm điện cơ Kangaroo

Ưu điểm 

  • Tích hợp bảng điều khiển điện tử dễ dàng chọn nhiều chức năng nấu cơm, cháo, canh, hoặc làm bánh. 
  • Có tính năng hẹn giờ nấu, kiểm soát thời gian nấu cơm.
  • Thiết kế có từ 2 - 3 mâm nhiệt giúp cơm nấu chín đều, tơi xốp và thơm ngon hơn.
  • Lòng nồi thường làm từ hợp kim nhôm, được tráng men dày từ 2 - 3mm, có khả năng giữ ấm lâu hơn.
  • Nấu cơm ngon hơn các loại nồi cơm điện khác và giữ ấm lâu hơn.

Nhược điểm

  • Giá bán cao hơn so với nồi cơm điện cơ, thường từ 1.5 triệu đồng trở lên.   
  • Dung tích nồi lớn, thường trên 1,8 lít, ít có loại nồi mini 1 - 1,2 lít.
  • Thời gian nấu cơm lâu hơn, mất khoảng 30 - 45 phút trở lên.
  • Khi vệ sinh, chùi rửa cần cẩn thận, tránh làm hỏng các vi mạch điện tử và màn hình tinh thể lỏng trên thân nồi.

>> XEM GIÁ NỒI CƠM ĐIỆN CƠ KANGAROO <<

2.3. Nồi cơm điện cao tần

Nồi cơm điện cao tần là loại nồi cơm điện sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, tức là nồi sẽ làm nóng trực tiếp mà không qua mân nhiệt, giúp cơm nấu ngon hơn và không bị mất chất. Nồi cơm điện cao tần được thiết kế tinh xảo, sang trọng và đẹp mắt. Nồi tích hợp màn hình LCD lớn hiển thị thông tin đồng hồ, chế độ nấu… rất tiện dụng.

Nồi cơm điện cao tần

Ưu điểm 

  • Nồi ứng dụng những công nghệ mới nhất như Induction Heating (IH - công nghệ đốt nóng trong), giúp làm chín cơm nhanh, sử dụng cảm ứng từ khi đun nấu và không tiếp xúc qua mâm nhiệt.
  • Cảm biến nhiệt trên nồi giúp điều chỉnh nhiệt độ nấu chính xác, bất kể lượng nước trong nồi nhiều hay ít thì cơm cũng sẽ không bị khô hay nhão.
  • Tùy chọn nhiều chức năng nấu tự động tùy từng loại gạo, và có thể nấu nhiều món khác như cháo, nấu soup, làm bánh,...
  • Nồi có kiểu dáng thiết kế hiện đại, sang trọng, tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp.
  • Khả năng giữ ấm tốt nhất sau khi nấu so với các loại nồi cơm điện khác.

Nhược điểm

  • Giá thành sản phẩm thuộc top cao nhất.
  • Thiết kế nồi khá nặng và cần cẩn thận khi vệ sinh. 

Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách phân loại các loại nồi cơm điện hiện có trên thị trường, hy vọng sẽ giúp các bà nội trợ dễ dàng hơn khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore