ViettelStore

Pixel binning trên camera-phone là gì? Công dụng của nó như thế nào?

03/04/2019 | 07:00 PM

Pixel binning hay còn gọi là ghép pixel được nhắc đến khá nhiều trong năm 2018 khi nói đến tính năng chụp ảnh của smartphone. Vậy pixel binning trên camera-phone là gì? Nó có công dụng như thế nào khi chụp ảnh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.

Pixel binning trên camera-phone là gì?

Để hiểu được kỹ thuật pixel binning trên camera-phone là gì, trước tiên bạn cần hiểu hiểu về pixel. Pixel hay còn gọi là điểm ảnh, đây là 1 yếu tố về vật lý được trang bị trên cảm biến của camera và thu ánh sáng khi bạn chụp ảnh. Kích thước pixel rất nhỏ và được tính bằng đơn vị µm. Nếu 1 pixel có kích thước 1 µm thì được coi là nhỏ. Hiện nay các dòng điện thoại thông minh cao cấp như: Galaxy S10, iphone XS max cũng chỉ có kích thước điểm ảnh là 1.4 µm.

Smartphone sử dụng công nghệ ghép pixel

  • Xem thêm: Logitech Crayon là gì?
  • Độ phân giải pixel càng lớn thì camera thu được càng nhiều ánh sáng và khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu càng tốt. Tuy nhiên, pixel càng lớn thì cảm biến camera cũng càng lớn và sẽ khó có thể tích hợp được trên các dòng điện thoại thông minh. Vì vậy, các nhà sản xuất di động đã nghĩ ra giải pháp ghép pixel (pixel binning).

    Pixel binning trên camera-phone là gì? Đó là một quá trình hợp thành các dữ liệu từ 4 pixel liền kề tạo thành 1 pixel lớn. Điều này sẽ giúp những chiếc điện thoại có cảm biến pixel 0.9 µm cho ra những bức ảnh có pixel lớn 1,8 µm khi sử dụng công nghệ ghép pixel.

    Ảnh chụp từ điện thoại được áp dụng công nghệ Pixel binning 

    Mặc dù có ưu điểm lớn tạo ra bức ảnh đẹp nhưng công nghệ Pixel binning sẽ khiến độ phân giải của bức ảnh bị chia làm 4. Có nghĩa là khi bạn chụp ảnh từ camera 48MP sử dụng công nghệ Pixel binning thì sẽ cho ra hình ảnh 12MP và nếu trên camera 16MP thì cho ra ảnh 4MP.

    Một chiếc smartphone được tích hợp công nghệ Pixel binning và bộ lọc Quad Bayer sẽ cho ra những bức ảnh có độ phân giải rất cao vào ban ngày và độ phân giải thấp hơn vào ban đêm. Độ sáng của bức ảnh cao hơn và độ nhiễm cũng được giảm đi rất nhiều. 

    Mô tả bộ lọc Quad Bayer

    Quad Bayer là bộ lọc màu sắc được cấu tạo từ 50% bộ lọc xanh lục, 25% bộ lọc xanh lam, 25% bộ lọc đỏ và cứ 4 pixel cùng màu sẽ tạo thành 1 cụm. Sau đó phần mềm và các thuật toán sẽ sắp xếp các cụm màu lại với nhau tạo ra bức ảnh đầy đủ màu sắc.

    Hầu hết các mẫu điện thoại có camera độ phân giải cao đều sử dụng công nghệ Pixel binning. Tiêu biểu trong đó có: Vivo V15 Pro, Xiaomi Mi 9, Huawei Nova 4, OPPO F11 Pro... Và một số mẫu smartphone camera độ phân giải thấp sử dụng công nghệ này như: Xiaomi Redmi S2, LG G7 ThinQ, Xiaomi Mi A2. 

    Để hiểu rõ nhất pixel binning trên camera-phone là gì các bạn có thể so sánh những bức ảnh được chụp từ điện thoại sử dụng và không sử dụng công nghệ này, đặc biệt là ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng.

    Mời bạn đánh giá bài viết

    Tuyệt vời 0
    Rất tốt 0
    Bình thường 0
    Tạm được 0
    Không thích 0
    Tin khuyến mại
    [ĐỘC QUYỀN] Giảm ngay 1,2 triệu đồng khi mua OPPO A1k kèm gói cước Viettel
    Mừng ngày 20/11 tặng 2.000 ổ cứng SSD trị giá 1,5 triệu đồng khi mua máy laptop Dell tại Viettel Store
    Mua laptop Acer tặng ngay túi kéo du lịch Raving cao cấp duy nhất tại Viettel Store
    Giảm ngay 3 triệu đồng khi mua iPhone 11 Pro Max 64GB màu Midnight Green cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
    Sắm deal khủng 11.11 - Sale hết mình, rinh hết về - Giảm đến 5 triệu đồng