ViettelStore

Sóng 2G là gì? Tại sao phải tắt sóng 2G? Ảnh hưởng của việc tắt sóng 2G tới người dùng?

Những người sử dụng điện thoại “cục gạch” chắc hẳn không còn xa lạ với sóng 2G, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận về nó. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu xem sóng 2G là gì? Tại sao phải tắt sóng 2G? Ảnh hưởng của việc tắt sóng 2G tới người tiêu dùng thế nào trong bài viết bên dưới đây nhé.

Sóng 2G là gì?

Sóng 2G là gì?

Sóng 2G là gì? Theo đó, đây là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai ứng dụng công nghệ di động mặt đất GSM được triển khai từ năm 1990. 

Sóng 2G cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động

Mạng 2G có khả năng mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại dưới dạng kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động, đồng thời cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần so với mạng 0G và 1G.

Vì sao phải tắt sóng 2G?

Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã triển khai tắt sóng 2G, mang đến nhiều lợi ích lớn như giúp tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, qua đó giúp chi phí vận hành, khai thác cho hệ thống mạng 4G trở nên tối ưu hơn. Nhờ vậy, hiệu quả kinh tế cho các nhà mạng sẽ được tăng lên, khiến tốc độ kết nối mạng 4G nhanh hơn.

Dự kiến, các nhà mạng sẽ đồng loạt tắt sóng 2G từ ngày 1/9/2024

Mặt khác, hầu hết người dùng hiện đã nâng cấp điện thoại và cũng không còn sử dụng mạng 2G nữa, nên việc giữ lại mạng 2G không còn có ý nghĩa, mà thay vào đó cần tập trung phát triển mạng 4G/5G.

Tuy vậy, tại một vài nơi, sóng 2G vẫn có thể được nhà mạng duy trì đến tháng 9/2026

Dự kiến, các nhà mạng sẽ đồng loạt tắt sóng 2G từ ngày 1/9/2024 theo công văn số 4833/BTTTT-CVT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc định hướng chủ trương chung để triển khai kế hoạch và lộ trình dừng công nghệ di động 2G cũ trên toàn quốc, nhằm giúp đưa người dân phát triển lên môi trường số, đồng thời thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số,…

Tuy vậy, tại một vài nơi, sóng 2G vẫn có thể được nhà mạng duy trì đến tháng 9/2026 để cung cấp cho những thuê bao 3G/4G chưa hỗ trợ tính năng gọi thoại theo công nghệ VoLTE.

Ảnh hưởng của việc tắt sóng 2G đến người dùng?

Khi tắt sóng 2G, các thuê bao đang sử dụng thiết bị, điện thoại 2G của tất cả các nhà mạng sẽ bị ảnh hưởng, kết nối sẽ bị ngưng và không liên lạc được.

Hiểu đơn giản, điện thoại “cục gạch” sẽ bị khai tử khi thực hiện tắt sóng 2G, người dùng sẽ buộc phải chuyển sang sử dụng smartphone có kết nối 4G/5G.

Điện thoại “cục gạch” sẽ bị khai tử khi thực hiện tắt sóng 2G

Với mạng lưới viễn thông và cơ sở hạ tầng rộng lớn, hiện đại cùng khả năng kết nối toàn thế giới, Viettel sẽ đảm bảo mọi quyền lợi và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi tắt sóng 2G. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng sử dụng các dịch vụ của chúng tôi – một trong những nhà mạng uy tín hàng đầu thị trường hiện nay.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc sóng 2G là gì, tại sao phải tắt sóng 2G và ảnh hưởng tới người dùng thế nào khi tắt sóng 2G. Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân được biết cùng nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore