ViettelStore

Tai người nghe được bao nhiêu Hz? Một số cách bảo vệ đôi tai của bạn

Bạn có biết tai người nghe được bao nhiêu Hz? Mặc dù thính giác của con người được đánh giá rất nhạy bén trong việc nhận biết âm thanh ở khoảng cách xa nhưng thực tế, chúng chỉ có thể nghe được âm thanh trong một khoảng âm nhất định. Để giải đáp câu hỏi hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu chi tiết nội dung bài viết dưới đây nhé!

Âm thanh là gì? Các yếu tố của âm thanh?

Âm thanh được tạo ra bởi sự rung động của những hạt khí và sự lan truyền trong không gian dưới dạng sóng âm. Sóng âm thanh có khả năng lan truyền qua các chất lỏng và rắn. Do đó, chất lượng âm thanh có thể được đánh giá dựa vào 2 yếu tố bao gồm: Tần số (cao độ) và cường độ (độ lớn).

Khái niệm âm thanh là gì?

Với các sóng âm rung với tốc độ chậm cùng tần số thấp thì sẽ được gọi là âm trầm, ví dụ tiếng trống, tiếng sấm. Ngược lại, những sóng âm có tốc độ rung nhanh và tần số lớn sẽ là âm thanh cao, ví dụ tiếng kẻng, tiếng chim hót.

Với những âm thanh có tần số cao trên 100dB (decibel) có thể làm tổn thương tai của người nghe. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc với âm thanh cao trong khoảng từ 80dB – 100dB thì thính giác của người nghe cũng hoàn toàn có thể bị tổn thương. Do đó, ngưỡng âm thanh được an toàn trong phạm vi mà tai người có thể tiếp nhận là nhỏ hơn 80dB.

Khái niệm “ngưỡng nghe” là gì?

  • Ngưỡng nghe được hiểu một cách đơn giản chính là mức âm thanh tối thiểu mà tai của con người có thể cảm nhận được trong điều kiện môi trường yên tĩnh nhất. Tại ngưỡng này, tai người nghe có thể dễ dàng phát hiện bất kỳ loại âm thanh nào trong một phạm vi cụ thể:
  • Ngưỡng nghe tuyệt đối: Mức độ âm thanh tối thiểu mà tai người có thể nghe được ở các tần số khác nhau trong phạm vi nghe khi không có sự tồn tại của bất kỳ âm thanh nào khác.
  • Ngưỡng đau: Mức cường độ âm thanh cao nhất mà tai người có thể chịu đựng được trong một khoảng thời gian nhất định trước khi gây ra cảm giác đau tai, khó chịu hoặc gây tổn thương thính giác. Nếu người nghe tiếp xúc với mức áp suất âm thanh vượt quá ngưỡng đau và trong một thời gian dài, thính lực có thể bị suy giảm nhanh chóng.
Ngưỡng nghe chính là mức âm thanh tối thiểu mà tai của con người có thể cảm nhận

Để xác định được khả năng nghe của từng người thì các bác sĩ hay chuyên gia sẽ cần phải triển khai các bài kiểm tra thính lực dựa trên 2 phương án như sau:

  • Đo cường độ (độ lớn) âm thanh với đơn vị decibel (dB).
  • Đo cao độ hoặc tần số âm thanh – chính là số lần dao động của cao độ hoặc tần số trong một giây với đơn vị Hz.

Giải đáp: Tai người nghe được bao nhiêu Hz?

Một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người chính là “Tai người nghe được bao nhiêu Hz?”. Thực tế mỗi người sẽ có khả năng thính giác khác nhau. Tuy nhiên, độ nhạy của tai trẻ em sẽ thường được dùng để làm tiêu chuẩn thính giác cho 1 người bình thường bởi trẻ em không bị ảnh hưởng bởi vấn đề tai – mũi – họng. Dựa trên kết quả từ nghiên cứu thực tế cho thấy, người bình thường có thể nghe được âm thanh từ khoảng 16Hz – 20.000Hz.

Với thông số này, khi so sánh với nhiều loài động vật đã cho thấy khả năng thính giác của con người kém hơn hẳn. Ví dụ một số loài động vật như chuột, mèo, dơi… có thể nghe được âm thanh lên tới 60.000Hz – 100.000Hz.

Mỗi người sẽ có khả năng thính giác khác nhau

Ngoài ra, giọng nói của con người cũng được đánh giá thuộc vùng nhạy cảm nhất của phạm vi âm thanh, nằm trong khoảng tần số từ 250Hz – 4.000Hz. Trong khi độ nhạy của tai đạt mức cao nhất là trong khoảng từ 1000Hz – 2000Hz. Mức độ cường độ của giọng nói thông thường dao động từ 30dB – 70dB. Chi tiết:

  • Giọng nói nhẹ nhàng: Từ 30dB – 35dB.
  • Giọng nói trung bình: Khoảng 55dB.
  • Giọng nói cao: từ 30dB – 70dB.

Một số cách bảo vệ tai của bạn

Như vậy, sau khi biết được tai người nghe được bao nhiêu Hz? Mọi người cũng cần chú ý bảo vệ đôi tai của mình khỏi những tần số âm thanh có thể gây hại, đặc biệt với những người nhạy cảm với âm thanh. Dưới đây là một số giải pháp dành cho bạn tham khảo:

Đi kiểm tra khả năng thính lực

Đo thính lực là quá trình mà các bác sĩ sẽ sử dụng đồ họa để mô tả khả năng nghe của bạn và mức độ mất thính giác với từng tai. Các con số trên biểu đồ thính giác thường sẽ biểu thị trong khoảng tần số từ 125Hz – 8.000Hz. Khi đó, bác sĩ sẽ lặp lại âm thanh với các tần số nhất định và kết quả sẽ được ghi nhận trên biểu đồ thính lực.

Đo mức độ mất thính giác với từng tai

Dùng nút tai nghe chống ồn

Nút tai chống ồn là thiết bị nhỏ gọn có khả năng giảm thiểu âm thanh từ môi trường bên ngoài truyền đến tại của bạn. Bạn có thể sử dụng nút tai nghe chống ồn khi làm việc trong môi trường ồn ào, khi di chuyển bằng các phương tiện phát ra nhiều tiếng ồn như máy bay, tàu hỏa, xe bus….

Nút tai chống ồn

Sử dụng đồ vật, vật liệu có khả năng cách âm

Việc sử dụng đồ vật hay vật liệu cách âm cũng giúp giảm thiểu khả năng truyền âm thanh giữa các không gian. Giải pháp này khá hữu ích khi ngăn chặn âm thanh trong các môi trường kín. Một số vật liệu cách âm được sử dụng phổ biến như: Kính cách âm, xốp cách âm, tường cách âm,…

Bịt kín các khe cửa

Âm thanh có thể lọt qua các không gian hẹp như khe cửa, vách… Do đó để giảm tiếng ồn từ bên ngoài, bạn có thể bịt các khe hở lại, hoặc sử dụng các loại rèm cửa dày để giảm tiếng ồn từ bên ngoài truyền đến.

Sử dụng đồ vật hay vật liệu cách âm

Tạm kết

Thông qua những nội dung trên đây đã giúp người dùng giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề tai người nghe được bao nhiêu Hz? Bên cạnh đó, bài viết cũng chia sẻ một số thông tin về âm thanh và cách bảo vệ khả năng thính lực của bạn an toàn hơn nhé!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore