2009 Google phát hành Android 1.5 Cupcake và kể từ đó các phiên bản kế nhiệm đều đi kèm với tên một món tráng miệng. Tuy nhiên, năm nay đã có một sự thay đổi lớn khi Google đổi tên Android Q thành Android 10.
Tên gọi của các món tráng miệng đã quá quen thuộc với người dùng Android trong 10 năm nay kể từ khi bản Android 1.5 Cupcake được ra đời. Các thế hệ tiếp theo đều xuất hiện kèm theo tên một món tráng miệng như: Android 2.0 Eclair, 3.0 Honeycomb, 4.0 Ice Cream Sandwich... hay gần đây nhất là Android 9 Pie.
Tại sao Google đổi tên Android Q thành Android 10?
Và mỗi khi Google chuẩn bị ra mắt phiên bản mới, người dùng lại háo hức và dự đoán xem lần này gã khổng lồ sẽ đặt tên là gì. Và trong lúc nhiều người còn đang dự đoán tên mới cho bản Android kế nhiệm Android 9 Pie, thì tuần trước Google đã bất ngờ công bố tên gọi chính thức. Không phải Androi Quince, Android Quindim hay Android Quesito mà là Android 10. Không còn sự xuất hiện của các món đồ ăn trong tên gọi nữa, vậy tại sao Google lại thay đổi tên?
1. Android là hệ điều hành có độ phủ sóng rộng lớn nên cần dễ hiểu
Với những người đam mê công nghệ điều biết Android Pie là hệ điều hành mới nhất, nó mới hơn Oreo và Oreo thì mới hơn Nougat,... Tuy nhiên, người dùng thông thường sẽ không biết được điều đó. Họ không thể phân biệt được đâu là phiên bản Android mới nhất nếu dựa trên tên các món tráng miệng. Nhưng nếu được hỏi Android 9 và Android 8 cái nào mới thì chắc chắn 100% sẽ trả lời là 9.
Hệ điều hành Android được đặt tên theo các món tráng miệng
Và việc Google đổi tên Android có thể coi là một nâng cấp lớn. Và kể từ nay trở về sau hệ điều hành Android sẽ được đánh số Android 10, 11, 12,... giúp người dùng dễ hiểu hơn.
2. Google đã nhận thấy sự rối rắm của mình khi đặt tên và bắt đầu tinh giảm
Google đã bắt đầu đơn giản hóa cách tiếp thị thương hiệu đối với sản phẩm của mình
Sự rối rắm trong cách đặt tên hệ điều hành của Google thể hiện rõ với nhiều con chữ, dấu chấm và số. Ví dụ như: Android 4.1 Jelly Bean, Android 7.1 Nougat hay Android 8.0 Oreo. Tuy nhiên, Google đã bắt đầu nhận ra điều này từ năm ngoái và cải thiện được một chút với tên gọi Android 9 Pie. Và năm nay đã triệt để hoàn toàn chỉ còn Android 10 ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ.
3. Rò ràng hơn về các bản nâng cấp mới, giúp người dùng dễ nhận biết hơn
Với sự thay đổi tên gọi Android, Google đã dễ dàng cho người dùng biết về những cải tiến mới, tính năng mới trong phiên bản nâng cấp hệ đều hành.
Thay đổi tên gọi sẽ giúp người dùng dễ hiểu hơn và Apple đã làm rất tốt điều này với hệ điều hành iOS của họ
Nếu như Android Oreo có các tính năng mới như A, B, C và Android Pie lại có tính năng mới D, E, F thì chắc chắn người dùng thông thường sẽ không thể nhận biết được đâu là phiên bản mới, đâu là phiên bản cũ. Nó rất dễ gây ra những hiểu lầm. Nhưng nếu được đặt tên theo con số như: Android 8, 9 hay 10 thì chắc chắn các tính năng mới trên Android 8 sẽ không được người dùng quan tâm bằng tính năng mới trên Android 9.
Còn quá sớm để đánh giá việc Google đổi tên Android có ảnh hưởng đến cách người dùng hiểu và sử dụng Android như nào. Tuy nhiên, với sự thay đổi này Google cho thấy những bước tiến rõ rệt nhằm cải thiện thương hiệu Android và định hướng đây sẽ là hệ điều hành của tất cả mọi người. Một hệ điều hành với tên gọi đơn giản, dễ nhớ và dễ hiểu sẽ dễ tiếp cận với người dùng hơn.