Hệ điều hành là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với những người dùng đam mê tìm hiểu về các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, laptop,… Chức năng của hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình của bất cứ một sản phẩm nào. Cùng tìm hiểu hệ điều hành là gì và những thông tin liên quan tới hệ điều hành điện thoại trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là một phần mềm được cài vào hệ thống máy tính và các thiết bị di động thông minh. Nó được dùng để quản lý, vận hành các phần cứng của thiết bị như RAM, CPU, ổ cứng cùng nhiều tài nguyên phần mềm. Hệ điều hành đóng vai trò là cầu nối giữa máy và người dùng.
Hệ điều hành trên điện thoại được phát triển để chạy trên những thiết bị công nghệ như: điện thoại thông minh, máy tính bảng,… và được thiết kế nhằm phục vụ cho các nhu cầu cơ bản như liên hệ, giải trí,… Do đó, hệ điều hành trên điện thoại không được tích hợp nhiều tính năng như các hệ điều hành trên máy tính.
Chức năng của hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành đóng vai trò như một người trung gian kết nối giữa người dùng và thiết bị. Theo đó, hệ điều hành nói chung sẽ quản lý phần cứng máy tính, điện thoại, tài nguyên hệ thống và tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính. Từ đó đem lại giao diện phù hợp để người dùng có thể sử dụng các phần mềm, ứng dụng.
Hiện nay có 2 loại hệ điều hành chính là hệ điều hành cho điện thoại di động, máy tính bảng và hệ điều hành cho máy tính.
Các loại hệ điều hành phổ biến trên điện thoại hiện nay
Hiện nay trên điện thoại có 2 hệ điều hành phổ biến là iOS và Android. Cùng tìm hiểu chi tiết về chức năng của hệ điều hành trên điện thoại này dưới đây.
Hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005. Vậy hệ điều hành android là gì? Android là hệ điều hành trên thiết bị di động có số người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới, ước tính chiếm 87,7% thị phần vào năm 2017.
Ngoài điện thoại, hệ điều hành Android cũng được tùy biến đa dụng hơn trên cả Tivi, máy game. Các dòng smartphone hiện đang dùng hệ điều hành Android phổ biến như: Samsung, Xiaomi, Oppo, Nokia, LG, Huawei, Vsmart,…
- Ưu điểm: Android là một hệ điều hành mở và vì hầu hết các smartphone đều sử dụng nên Android sở hữu kho ứng dụng Google Play khổng lồ, khả năng tùy biến chỉnh sửa cao, dễ dàng đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.
- Nhược điểm: Độ bảo mật của hệ điều hành Android là khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS.
Hệ điều hành iOS
iOS là phần mềm được Apple ra mắt người dùng vào năm 2007, chuyên dành riêng cho thiết bị thông minh của Apple như iPhone, iPad, iPod, Macbook. Sự ra đời của hệ điều hành iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về công nghệ phần mềm và hiện nay số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS chỉ đứng sau Android, chiếm lĩnh gần một nửa thị trường.
- Ưu điểm: iOS có tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng ổn định mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình so với Android.
- Nhược điểm: Hệ điều hành này chỉ độc quyền cho điện thoại iPhone và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng tương đối ít hơn so với Android.
Xem thêm:
- Funtouch OS là gì? Hệ điều hành này có gì nổi bật so với phiên bản Android truyền thống?
- Điện thoại Xiaomi dùng hệ điều hành gì? Hệ điều hành này có gì tốt không?
Cách cập nhật hệ điều hành trên điện thoại đơn giản nhất
Cách cập nhật hệ điều hành iOS
Trước khi tiến hành cập nhật iOS phiên bản mới, người dùng cần lưu ý một số điều kiện sau để quá trình cập nhật diễn ra nhanh chóng và không bị gián đoạn:
- Sao lưu dữ liệu: Người dùng cần sao lưu dữ liệu trước khi cập nhật iOS mới để tránh mất dữ liệu quan trọng.
- Sạc pin điện thoại đầy đủ: Để tiến hành cập nhật, pin điện thoại iPhone của bạn cần hơn 50%.
- Kiểm tra dung lượng bộ nhớ trống: Bạn hãy kiểm tra và để dung lượng trống trên iPhone khoảng từ 6-7 GB vì bản cập nhật iOS lớn thường khá nặng.
- Kết nối mạng ổn định: Bạn nên sử dụng mạng Wifi để cập nhật để quá trình cập nhật diễn ra nhanh chóng hơn và không bị trục trặc, gián đoạn.
Cách 1: Cập nhật iOS thủ công
Người dùng hãy truy cập vào Cài đặt > chọn Cài đặt chung > chọn Cập nhật phần mềm. Tại đây sẽ hiện ra bản cập nhật mới nhất, bạn nhấn chọn Tải về và cài đặt. Quá trình cập nhật iOS sẽ diễn ra khi bản tải về hoàn tất và sẵn sàng cập nhật.
Cách 2: Tự động cập nhật iOS
Bước 1: Bạn truy cập vào Cài đặt > chọn Cài đặt chung > chọn Cập nhật phần mềm.
Bước 2: Bật mục Tự động cập nhật > bật Tải về bản cập nhật iOS và Cài đặt bản cập nhật iOS. Khi có sẵn bản cập nhật iOS mới nhất, iPhone sẽ tự động tải về và cài đặt bản cập nhật qua đêm trong khi điện thoại đang sạc và có kết nối Wifi. Người dùng sẽ được thông báo trước khi bản cập nhật được cài đặt.
Cách cập nhật hệ điều hành Android lên phiên bản mới nhất
Để nâng cấp Android nhanh và hiệu quả thì bạn cần đảm bảo điện thoại của mình có đủ dung lượng cũng như khả năng để tải lên phần mềm mới. Dưới đây là một số lưu ý trước khi nâng cấp hệ điều hành Android lên phiên bản mới hơn:
- Sao lưu lại tất cả dữ liệu quan trọng có trên máy.
- Kết nối với mạng Wifi thay vì mạng dữ liệu điện thoại khi nâng cấp hệ điều hành Android.
- Đảm bảo đủ dung lượng bộ nhớ máy để tiến hành việc nâng cấp hệ điều hành.
- Lượng pin trên điện thoại phải còn hơn 50%. Bạn cũng có thể cắm sạc điện thoại khi cập nhật để tránh hết pin giữa chừng, gián đoạn quá trình cập nhật.
Tùy thuộc vào cài đặt của từng hãng điện thoại khác nhau mà cách cập nhật hệ điều hành Android lên phiên bản mới sẽ có cách thực hiện khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, hầu hết các bước thực hiện để cập nhật Android sẽ tương tự nhau. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách cập nhật Android lên phiên bản mới nhất trên điện thoại Samsung dưới đây để áp dụng với điện thoại của mình nhé.
Bước 1: Chọn mở Setting (Cài đặt) trên điện thoại.
Bước 2: Kéo xuống phía dưới và chọn mục Software updates (Cập nhật phần mềm) để tiến hành cập nhật phiên bản Android mới nhất.
Bước 3: Tiến hành nâng cấp Android lên phiên bản mới nhất bằng cách chọn Download and Install (Tải về và cài đặt). Tại mục này bạn sẽ xem được lần cuối bạn kiểm tra cập nhật phần mềm là khi nào và lưu ý khi tải.
Bước 4: Sau khi nhấn tải về và cài đặt bạn chờ điện thoại xử lý trong vài phút để việc nâng cấp Android được hoàn tất.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ đến người dùng chi tiết thông tin về khái niệm hệ điều hành là gì, chức năng của hệ điều hành và cách cập nhật các hệ điều hành phổ biến trên điện thoại hiện nay. Tùy thuộc vào thiết bị và hệ điều hành bạn đang sử dụng, người dùng có thể tham khảo cách thực hiện tương ứng nhé. Chúc bạn thành công!
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới