Bản lề máy tính là một chi tiết cấu tạo vô cùng quan trọng của các thiết bị laptop. Chi tiết này thường được sản xuất với chất lượng hoàn thiện cao, vì nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền bỉ của một chiếc laptop. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về cấu tạo, cũng như các chức năng của bản lề máy tính laptop nhé!
Tóm tắt nội dung
Bản lề máy tính là gì?
Bản lề máy tính là bộ phận dùng cố định màn hình và liên kết nó với phần thân laptop, nhờ đó người dùng có thể thực hiện thao tác mở – gập màn hình linh hoạt trong suốt quá trình sử dụng.

Tìm hiểu cấu tạo bản lề máy tính
Tùy theo mỗi dòng laptop mà chi tiết bản lề sẽ có thiết kế khác nhau. Nhìn chung, bản lề máy tính gồm có cấu tạo cơ bản như sau:
- 2 trục để thực hiện thao tác gập và mở phần màn hình.
- 2 thanh cố định màn hình.
- 2 đế bản lề giúp gắn ốc định vị vào vị trí thân máy.

Trước đây, vật liệu chế tạo bản lề thường được làm bằng antimon nhưng loại vật liệu này lại có các tính chất như giòn, dễ gãy và chống chịu mài mòn khá kém. Vì thế, người ta đã thực hiện thay bản lề laptop bằng việc sử dụng chất liệu làm từ inox hoặc hợp kim thép và các con vít cố định, nhằm giảm thiểu tình trạng bị gãy, đồng thời giúp cho cho bản lề có tính linh hoạt nhất định.
Bên trong bản lề còn là vị trí để chứa cáp màn hình, kết nối giữa bo cao áp của màn hình với các linh kiện mainboard.
Bản lề máy tính có mấy loại?
Bản lề phẳng
Bản lề phẳng sử dụng thiết kế kiểu khung gập, giúp cho máy tính có thể mở với góc trong khoảng từ 0 – 100 độ và được sử dụng khá phổ biến trên các dòng laptop từ cơ bản cho đến cao cấp. Bản lề phẳng có độ bền cơ học rất cao, giúp người dùng dễ dàng thao tác mỗi khi sử dụng, đáp ứng độ bền khi đóng mở nhiều lần. Tuy nhiên, loại bản lề cũng có hạn chế là làm cho laptop tản nhiệt không tốt vì góc mở giới hạn nhỏ.

Bản lề gập 360 độ
Bản lề gập 360 độ là kiểu bản lề có góc mở lên đến 360 độ, góp phần làm cho laptop có kiểu dáng sang trọng và tinh tế hơn. Máy tính sử dụng thiết kế bản lề này thường thấy ở các dòng laptop 2 trong 1, phần lớn là các mẫu laptop dành cho phân khúc doanh nhân.
Tuy nhiên, độ bền của bản lề này được đánh giá là thấp hơn so với dạng bản lề phẳng, thậm chí nó rất dễ gãy hơn khi sử dụng sau khoảng thời gian dài, hoặc chịu các lực tác động.

Bản lề 180 độ
Bản lề 180 độ giúp cho thiết bị có thể mở 180 độ, rất thuận tiện khi làm việc hoặc các hoạt động hội họp nhóm. Chất liệu của loại bản lề này được làm bằng nhôm hoặc nhựa, độ bền tương đối ổn và giúp cho người dùng có các trải nghiệm khi thao tác với laptop khá thoải mái

Xem thêm:
- Hướng dẫn sử dụng laptop cho người mới bắt đầu cần biết
- Laptop màn hình cảm ứng có bền không? Có nên mua laptop màn hình cảm ứng?
Bản lề nam châm
Bản lề nam châm xuất hiện trên dòng máy Surface Pro. Dòng Surface có cấu tạo phần đáy màn hình sử dụng nam châm với khả năng hút bám, giúp người dùng có thể tháo rời một cách linh hoạt giữa màn hình và thân máy, thiết kế này rất hữu ích nếu bạn là một người thường xuyên phải di chuyển.

Bản lề Dynamic Fulcrum Hinghe
Bản lề Dynamic Fulcrum Hinghe đã được Microsoft đăng ký bản quyền, vì loại bản lề này được chế tạo tích hợp riêng cho dòng sản phẩm Surface Book. Cấu tạo bên trong của chi tiết này bao gồm nhiều đốt cơ học, có thể xếp liền nhau khi được cuộn lại và trở thành điểm tựa khi bạn mở máy ra. Tuy nhiên, khi mở ra thì phần màn hình có thể hơi trôi ra ngoài so với các phiên bản laptop thông thường khác.

Bản lề Ergolift
Bản lề Ergolift giúp cho thiết bị nâng cao khoảng 3 độ điều này biến nó trở thành điểm kê tay lý tưởng khi bạn thao tác và hỗ trợ cho các luồng khí tản nhiệt được thoát ra dễ dàng hơn, với góc máy có thể mở rộng 140 độ.
Tuy nhiên, bản lề Ergolift có thể làm cho phần dưới của màn hình bị ảnh hưởng khi phần cao su tiếp xúc bị mài mòn. Bạn có thể thấy các thiết kế bản lề này được sử dụng bởi các hãng laptop danh tiếng như: MSI, ASUS và Dell.

Nguyên nhân và cách sửa khi máy tính bị gãy bản lề
Nguyên nhân:
- Thao tác lắp máy không đúng quy chuẩn hoặc việc sửa chữa không đảm bảo kỹ thuật có thể làm gãy bản lề.
- Các tác nhân va chạm mạnh khi sử dụng laptop là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy bản lề.
- Không bảo dưỡng thiết bị của bạn một cách định kỳ, nhờ thế mà không phát hiện được các sự cố có thể dẫn tới hỏng bản lề.
- Gập và mở máy sử dụng quá nhiều lực, và thao tác không đúng cách.
- Thực hiện gập và mở máy một cách liên tục.
Khi bản lề máy tính bị hỏng, người dùng có thể thực hiện sửa chữa như sau:
Với các lỗi nhẹ: Người dùng cần kiểm tra và đánh giá xem mức độ hư hỏng, rồi tiến hành vệ sinh và bôi trơn chi tiết bản lề để giúp thao tác đóng mở màn hình được hoạt động trơn tru hơn.

Với tình trạng hư hỏng nặng: Người dùng không nên cố gắng dùng keo 502 hoặc chất dán nào để sửa chữa vì điều này rất có thể khiến cho bản lề bị những hư hỏng nặng hơn. Lúc này, bạn có thể xử lý như sau:
- Đối với trường hợp bản lề gãy: Bạn hãy thực hiện gia công hàn lại bản lề, rồi tiến hành tra chất bôi trơn để giảm lực tác động khi gập mở máy.
- Đối với bản lề bị hư hỏng phần chân ốc: Bạn có thể sử dụng các vật liệu như nhựa PVC để tái tạo phần vỏ chân ốc bằng cách sử dụng máy tạo hình khuôn. Sau đó, tiến hành thao tác gắn vào phần vỏ như vị trí cũ ban đầu là được.

Hướng dẫn gập mở bản lề máy tính đúng kỹ thuật
Cách gập mở màn hình sao cho đúng kỹ thuật để đảm bảo độ bền của bản lề như sau:
- Dùng 1 tay giữ phần thân máy và 1 tay đặt vào vị trí chính giữa của cạnh màn hình và mở ra một cách nhẹ nhàng, điều này giúp tránh tình trạng mất cân bằng lực làm hỏng bản lề.
- Nên vệ sinh thiết bị định kỳ để vệ sinh và tra chất bôi trơn vào trục bản lề, và phát hiện kịp thời tình trạng khô dầu hay chân ốc bị hao mòn.
- Sử dụng các phụ kiện giúp chống sốc nếu bạn thường xuyên phải di chuyển laptop.

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu tạo của bản lề máy tính laptop. Hy vọng rằng các bạn sẽ sử dụng và bảo quản laptop của mình một cách tối ưu nhất, để tránh các hư hỏng có thể xảy ra với phần bản lề.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới