ViettelStore

Tổng hợp các hàm cơ bản trong Excel giúp bạn làm việc hiệu quả

Excel là một công cụ vô cùng quen thuộc với nhân viên văn phòng, hay sinh viên, giúp thực hiện các phép tính, trình bày số liệu,… trên bảng tính dễ dàng và nhanh chóng và dễ dàng. Hãy cùng tổng hợp các hàm cơ bản trong Excel trong bài viết dưới đây để làm chủ công cụ này nhé!

Lưu ý: Những hàm cơ bản trong Excel dưới đây được tổng hợp trên phần mềm Excel 2013. Người dùng có thể sử dụng tương tự với các phiên bản Excel khác như 2007, 2010, 2017, 2020 và phiên bản Microsoft Excel 365.

Những hàm cơ bản trong Excel thường dùng

Các hàm cơ bản trong Excel dùng tính toán Logic

Hàm SUM

Một trong các hàm cơ bản trong Excel đầu tiên phải kể đến là hàm SUM. hàm này được dùng để tính tổng tất cả các số trong một dãy ô. Hàm SUM có nhiệm vụ tính tổng giá trị các số hoặc dãy số trên những ô mà bạn muốn tính.

Cú pháp hàm: =SUM(Number1,Number2,Number3)

Trong đó: Number1, Number2, Number3 chính là giá trị những số hạng cần tính tổng.

Kết quả hàm SUM là tổng giá trị các ô được chọn.

Ví dụ: Tính tổng =SUM(20,40,60) có nghĩa là tổng các số hạng và kết quả 120.

Tính tổng =SUM(20,40,60) cho kết quả là 120

Ví dụ: Tính tổng những dãy số từ A1 đến A3 có cú pháp là =SUM(A1:A3) cho kết quả là 120.

Tính tổng những dãy số từ A1 đến A3 bằng hàm SUM

Hàm MIN/MAX

Các hàm cơ bản trong Excel tiếp theo chính là hàm MIN/MAX. Hàm này dùng để tìm ra giá trị nhỏ nhất/lớn nhất trong cả bảng tính hoặc trong một vùng dữ liệu được chọn.

Cú pháp hàm MIN: =MIN(Number1,Number2,…)

Trong đó: Number1,Number2 là những giá trị cần so sánh.

Kết quả hàm trả về sẽ là giá trị nhỏ nhất trong vùng dữ liệu được chọn.

Ví dụ: Giá trị nhỏ nhất trong vùng dữ liệu với công thức =MIN(A2:C5) sẽ nhận được kết quả 25 là giá trị nhỏ nhất cần phải tìm.

Công thức =MIN(A2:C5) sẽ nhận được kết quả 25 là giá trị nhỏ nhất

Cú pháp hàm MAX: =MAX(Number1,Number2,…)

Trong đó: Number1,Number2 là những giá trị cần so sánh.

Kết quả hàm sẽ trả về giá trị lớn nhất trong vùng dữ liệu được chọn.

Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất trong vùng dữ liệu với công thức =MAX(A2:C5) sẽ có kết quả là 89 là giá trị lớn nhất cần tìm kiếm.

Tìm giá trị lớn nhất trong vùng dữ liệu với công thức =MAX(A2:C5)

Hàm COUNT/COUNTA

Hàm COUNT

Hàm COUNT được dùng để đếm số lượng các ô có chứa số trong vùng dữ liệu được chọn.

Cú pháp hàm COUNT: =COUNT(Value1,…)

Trong đó: Value1,… là tham chiếu ô hoặc phạm vi dữ liệu muốn đếm số.

Ví dụ: Bạn muốn tìm số lượng mà giá trị trong ô thuộc vùng dữ liệu là số, sẽ có công thức là =COUNT(A2:C5). Kết quả trả về sẽ là tổng số lượng ô có chứa số được chọn.

Hàm COUNT được dùng để đếm số lượng các ô có chứa số

Hàm COUNTA

Các hàm cơ bản trong Excel tiếp theo là hàm COUNTA được dùng để đếm các ô không trống trong một vùng dữ liệu được chọn nhất định.

Cú pháp hàm COUNTA: =COUNTA(Value1,…)

Trong đó: Value1,… là những ô trong bảng cần đếm hoặc một vùng cần đếm. Số ô tối đa có thể đếm lên đến 255 (với phiên bản Excel từ 2007 về sau) và tối đa 30 (với phiên bản Excel từ 2003 về trước)

Ví dụ: Bạn muốn đếm số lượng ký tự là số trong bảng Excel sẽ có công thức là =COUNTA(A2:C5). Kết quả nhận được là số lượng ô có chứa kí tự hoặc số trong bảng hoặc vùng được chọn.

Cú pháp hàm COUNTA là =COUNTA(Value1,…)

Hàm ODD/EVEN

Hàm ODD

Hàm ODD là một hàm trả về số đã được làm tròn lên số nguyên lẻ gần nhất.

Cú pháp hàm ODD: =ODD(Number)

Trong đó: Number là giá trị cần làm tròn và bắt buộc phải có (không là ô trống).

Ví dụ: Bạn muốn làm tròn số 4.6 đến số nguyên lẻ gần nhất và kết quả nhận được là 5.

Bạn muốn làm tròn số 4.6 đến số nguyên lẻ gần nhất

Hàm EVEN

Hàm EVEN là một hàm trả về số được làm tròn lên đến số nguyên chẵn gần nhất.

Cú pháp hàm EVEN: =EVEN(Number)

Trong đó: Number là giá trị cần làm tròn và bắt buộc phải có (không là ô trống).

Ví dụ: Bạn cần làm tròn số 53.4 đến số nguyên chẵn gần nhất sẽ nhận được kết quả là 54.

Bạn cần làm tròn số 53.4 đến số nguyên chẵn gần nhất

Hàm AVERAGE

Hàm AVERAGE được dùng để tính trung bình cộng của một dãy số được chọn trong trang tính Excel.

Cú pháp hàm AVERAGE: =AVERAGE(number1,number2,…)

Trong đó:

  • number1 (Bắt buộc): Là số thứ nhất, tham chiếu ô hoặc là phạm vi muốn tính trung bình.
  • number2,… (Tùy chọn): Là các số, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung muốn tính trung bình, tối đa lên tới 255.

Ví dụ: Tính bạn muốn tính lượng trung bình theo thông tin dưới đây với công thức =AVERAGE(C3:C8) sẽ nhận được kết quả là giá trị trung bình 6 tháng lương.

Hàm AVERAGE được dùng để tính trung bình cộng của một dãy số

Các hàm cơ bản trong Excel là hàng điều kiện Logic

Hàm COUNTIF

Hàm COUNTIF được dùng để đếm những ô thỏa mãn điều kiện trong một vùng dữ liệu Excel được chọn.

Cú pháp hàm COUNTIF: =COUNTIF(range,criteria)

Trong đó:

  • range: Vùng dữ liệu Excel cần đếm.
  • criteria: Điều kiện dữ liệu để đếm.

Ví dụ: Bạn có bảng thống kê các mặt hàng và có số lượng tồn. Bạn muốn thống kê xem có bao nhiêu mặt hàng còn tồn trong số 150 sản phẩm, thì cần nhập công thức như sau: =COUNTIF(C2:C11,”>150″). Sau đó, kết quả trả về sẽ là tổng cộng 8 mặt hàng tồn trên 150 sản phẩm.

Hàm COUNTIF được dùng để đếm những ô thỏa mãn điều kiện

Hàm IF

Hàm IF sử dụng để kiểm tra dữ liệu thỏa điều kiện được đặt ra và trả về kết quả theo biểu thức logic dạng đúng hoặc sai.

Cú pháp hàm IF: =IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false)

Trong đó:

  • Logical_test: Điều kiện kiểm tra.
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu dữ liệu thỏa điều kiện
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu dữ liệu không thỏa điều kiện.

Lưu ý: Nếu bạn bỏ trống mục Value_if_true và Value_if_false, nếu điều kiện dữ liệu thỏa mãn thì giá trị trả về sẽ là 0 và nếu dữ liệu điều kiện không thỏa thì giá trị trả về sẽ là FALSE.

Ví dụ: Bạn muốn xét học sinh có qua môn không với điều kiện:

  • Đạt: Điểm số của học sinh từ 7 trở lên.
  • Không đạt: Điểm số của học sinh thấp hơn 7.

Tại ô D2, công thức sẽ là =IF(C2>=7,”Đạt”,”Không Đạt”), và được kết quả bạn nhận được như sau:

Hàm IF sử dụng để kiểm tra dữ liệu thỏa điều kiện được đặt ra

Hàm SUMIF

Hàm SUMIF trong Excel được dùng để tính tổng các giá trị trong một phạm vi đáp ứng các tiêu chí xác định.

Cú pháp hàm SUMIF: =SUMIF(range,criteria,[sum_range])

Trong đó:

  • range: Là phạm vi ô dữ liệu muốn đánh giá theo tiêu chí.
  • criteria: Tiêu chí dưới dạng số, tham chiếu ô, văn bản, biểu thức hoặc hàm xác định sẽ cộng tại ô nào.
  • sum_range: Các ô dữ liệu thực tế để cộng nếu muốn cộng các ô không phải là ô đã xác định trong đối số range. Nếu đối số sum_range bị bỏ qua, công cụ Excel sẽ cộng các ô được xác định trong đối số range.

Ví dụ: Tính tổng số màu cam ở cột A với số lượng xuất hiện tại cột B. Công thức áp dụng như sau: =SUMIF(A1:A8,”cam”,B1:B8)

Công thức áp dụng là =SUMIF(A1:A8,”cam”,B1:B8)

Trên đây là tổng hợp các hàm cơ bản trong Excel được sử dụng phổ biến nhất. Mong rằng những thông tin chia sẻ có thể giúp ích cho người dùng trong quá trình sử dụng công cụ Excel. Chúc bạn áp dụng thành công những hàm này và giúp ích cho công việc, học tập của mình nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore