Trong thời đại ngày nay, thời gian bạn cầm smartphone có khi còn nhiều hơn thời gian ngủ. Những “con nghiện” điện thoại cũng vì thế mà ra đời. Tuy nhiên, một số người cứ nghe thấy tiếng chuông điện thoại lại thấy bất an và lo lắng. Đó là do hội chứng sợ nghe điện thoại.
Tóm tắt nội dung
Dấu hiệu của người mắc hội chứng sợ nghe điện thoại
Người mắc hội chứng này thường có tự để chuông tự kết thúc khi nó reo lên mà không nhấc máy, thậm chí là tránh xa cái điện thoại. Nếu bắt buộc phải gọi điện, người đó sẽ chần chừ rất lâu rồi mới quay số. Hàng chục lý do chống chế được đưa ra kiểu mình đang bận, thôi không có gì quan trọng, hay tôi không cầm điện thoại đâu nên không nghe máy.
Người mắc hội chứng sợ nghe điện thoại thường sẽ tìm đủ lý do để không phải bắt máy
Bên cạnh đó, họ thường để chuông ở chế độ im lặng để dễ dàng làm ngơ và bỏ lỡ những cuộc gọi đến. Do đó, danh sách cuộc gọi nhỡ của họ dài gấp mấy lần cuộc gọi đến.
Tại sao lại có hội chứng sợ nghe điện thoại?
Theo một nghiên cứu, hội chứng sợ nghe điện thoại đã có từ trước khi smartphone ra đời. Những ngời mắc hội chứng này thường do sợ mắc lỗi giao tiếp vì không tự tin hoặc do tác động của văn hóa ở một số nước. Ví dụ như ở Indonesia, nơi mà người dân bình thường gửi khoảng một trăm tin nhắn mỗi ngày, đa phần mọi người đều không thấy thoải mái khi gọi điện thoại.
Một số người không tự tin giao tiếp hoặc sợ tiếp xúc với người lạ sẽ không muốn nghe điện thoại
Trên thực tế, hội chứng sợ nghe điện thoại không phải quá nguy hiểm và có thể khắc phục được. Nhưng việc đó cần thời gian và sự luyện tập mỗi ngày. Một số trường hợp cũng cần đến sự can thiệp của các chuyên gia.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới