Cảm nhận Nokia Asha 501: Thiết kế đẹp, chạy mượt, pin "trâu"
Đúng như dự kiến, Nokia đã chọn New Delhi (Ấn Độ) là nơi tổ chức sự kiện công bố chiếc điện thoại giá rẻ Asha 501. Với việc được trang bị màn hình cảm ứng và hệ điều hành mới, có thể coi Asha 501 đang nằm giữa ranh giới của featurephone và smartphone. Nokia Asha 501 sẽ được phát hành vào tháng 6 tới 90 thị trường khác nhau.
Tuy thời gian trải nghiệm cùng Asha 501 tương đối ngắn nhưng phải nói rằng máy đã gây được thiện cảm tốt cả về hình thức và nội dung bên trong. Không chỉ khác biệt về thiết kế với những mẫu điện thoại Asha màn hình cảm ứng trước đây, 501 cũng không còn chạy hệ điều hành S40 “cũ kỹ”. Thay vào đó, Nokia đã mang đến một "nền tảng phần mềm Asha" hoàn toàn mới. Đây là thành quả của việc mua lại công ty sản xuất OS mang tên Smarterphone vào năm ngoái.
Phần cứng
Về mặt cấu hình phần cứng, Nokia Asha 501 được trang bị màn hình cảm ứng LCD 3 inch độ phân giải 240x320 pixel bảo vệ bởi kính chịu lực. Máy chạy vi xử lý tốc độ 1GHz và hỗ trợ thẻ nhớ microSD mở rộng dung lượng lên đến 32 GB. Điều đáng tiếc là Asha 501 không hỗ trợ kết nối 3G, bạn chỉ có thể sử dụng mạng 2G và Wi-Fi. Máy sở hữu camera sau 3,2-megapixel cố định tiêu cự (không có đèn flash) và không có camera phía trước. Bên cạnh đó, viên pin 1.200 mAh có thể giúp Asha 501 đàm thoại liên tục lên tới 17 tiếng và thời gian chờ đến 48 ngày (chạy 1 SIM) hoặc 26 ngày (chạy 2 SIM).
Dưới màn hình của Asha 501 chỉ có duy nhất một phím vật lý, đó là nút Back. Nút Back này chỉ giúp bạn thoát tuần tự từng bước một cho đến khi ra ngoài màn hình Home chứ không có tác dụng như phím “Home” của Android. Nhưng đừng bận tâm về điều đó vì nền tảng hệ điều hành Asha mới vẫn tương đối đơn giản và hỗ trợ nhiều thao tác trượt trên giao diện.
Thiết kế
Ảnh hưởng nhiều từ các smartphone Lumia, Asha 501 cũng ngay lập tức gây ấn tượng khi hỗ trợ tùy chọn rất nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ tươi, xanh lá mạ, xanh nước biển, vàng, đen và trắng. Phần vỏ lưng được làm hoàn toàn bằng nhựa. Máy không được trang bị các viền bezel xung quanh 4 cạnh mà thay vào đó, phần nắp lưng sẽ phủ lên các cạnh gần giống như trên Lumia 620.
Ở mặt lưng của máy có một núm nhựa màu được gắn liền với phần thân bên trong đóng vai trò như một “đòn bẩy” để người dùng có thể tháo nắp lưng. Nokia thiết kế phần ốp lưng này tương đối khít giúp khi cầm Asha 501 không hề cho cảm giác lỏng lẻo hay ọp ẹp do vỏ nhựa gây ra. Một điểm thú vị khác là Nokia cũng tận dụng đặt loa ngoài của Asha 501 nằm ngay dưới núm nhựa này. Âm thanh sẽ thoát ra qua rãnh tiếp xúc của núm nhựa và tấm ốp lưng, quả là “một công đôi việc”. Phần camera sau của Asha 501 được thừa hưởng ngôn ngữ thiết kế từ các mẫu Lumia nên nếu nhìn từ mặt sau có thể nhiều người sẽ lầm tưởng đang được ngắm một smartphone Lumia vậy.
Hãng điện thoại Phần Lan đặt cụm phím chỉnh âm lượng và nút nguồn cùng tông màu với vỏ máy ở cạnh bên phải. Trong khi đó, cổng sạc chân nhỏ, cổng micro-USB và jack tai nghe được bố trí tập trung ở cạnh trên. Cạnh trái và cạnh đáy của máy hoàn toàn được để trống.
Nokia Asha 501 sở hữu dáng vẻ vuông vắn và có phần hơi “mập mạp”. Kích thước của máy là 99,2 x 58 x 12,1 mm và trọng lượng chỉ 98 g. Việc cầm máy và thao tác bằng một tay rất dễ dàng. Phần cạnh rìa được làm hơi cắt vắt nên không cứa vào lòng bàn tay người dùng. Với một mẫu điện thoại có giá chỉ 2 triệu đồng thì thiết kế của Asha 501 không hề mang đến cảm giác rẻ tiền. Đó là kết hợp của sự trẻ trung và hiện đại.
Trải nghiệm hệ điều hành Asha mới
Không sử dụng hệ điều hành Series 40 như các model Asha trước đó, nhưng Nokia cũng không bắt tay với Android. Hãng đã tìm một hướng đi mới dành cho dòng điện thoại giá rẻ. Đó là hệ điều hành Asha mới lấy cảm hứng từ Smarterphone OS. Điểm đáng chú ý đầu tiên là ngay cả khi ở trạng thái chờ, đồng hồ và các thông báo vẫn được hiển thị mờ dưới nền đen. Và bạn cũng không cần lo lắng về việc màn hình chờ hiển thị liên tục đồng hồ sẽ làm máy tốn pin hơn, một lần sạc pin sẽ kéo dài tới 48 ngày ở chế độ chờ (chạy 1 SIM), hoặc 26 ngày với hai SIM.
Điểm nhấn thứ 2 mà cũng hữu dụng không kém là thay vì nhấn nút nguồn, bạn có thể chạm nhẹ 2 lần vào màn hình để truy cập vào màn hình khóa. Từ đây, bạn có thể trượt để xem các thông báo mới. Ví dụ, bạn có một tin nhắn mới, hãy chạm vào ô pop-up của tin nhắn này và trượt, bạn có thể xem toàn bộ nội dung và trả lời ngay nếu muốn. Từ màn hình khóa của Asha 501, bạn cũng có thể điều khiển trình chơi nhạc mà không cần truy nhập trực tiếp vào ứng dụng. Nhiều khả năng, trong tương lai không xa, Nokia cũng sẽ mang các tính năng tương tự này lên Windows Phone 8 với bản cập nhật GDR2.
Một trong những mục tiêu của Nokia khi sử dụng nền tảng hệ điều hành mới là hạn chế số lượng các bước khi người dùng muốn thao tác hay truy cập vào một mục nào đó. Do đó, chỉ hỗ trợ một nút vật lý duy nhất cũng không gây ra nhiều khó khăn khi thao tác. Sau khi trượt để mở khóa, bạn sẽ vào được màn hình chủ của máy. Nhưng thực tế, hệ điều hành Asha có tới hai màn hình chủ: Một là hiển thị các ứng dụng thông thường gọi là “Home”, còn màn hình thứ hai sẽ cung cấp một danh sách các hoạt động gần đây của bạn được gọi là “Fastlane”.
Fastlane sẽ lưu lại những việc mà bạn vừa làm như bài hát vừa nghe, ứng dụng vừa chạy… Cách sắp xếp của Fastlane logic từ trên xuống dưới. Trên cùng là nhắc nhở việc cần làm của ngày hôm sau hoặc báo sinh nhật bạn bè, tiếp đó là mục “lưu lịch sử” của ngày hôm nay, dưới nữa là của lần lượt các ngày quá khứ. Bạn chỉ cần trượt lên xuống để xem hết mọi nội dung này. Có thể ví Fastlane như một cuốn sổ nhật ký lưu lại những việc bạn đã làm với chiếc Asha 501.
Khi đang ở trong một ứng dụng nào đó, bạn có thể trượt từ phần cạnh màn hình vào bên trong để trở lại màn hình chủ. Lập tức sẽ xuất hiện một hiệu ứng mờ dần và cuối cùng bạn đã quay trở lại màn hình chủ. Đây là một trong những chi tiết nhỏ nhưng cho thấy nền tảng Asha có tính thẩm mỹ và hỗ trợ hệ thống “gesture” rất tốt. Nếu trượt từ trên xuống dưới, bạn cũng có thể mở thanh thông báo, tùy chỉnh nhanh các kết nối giống như trên hệ điều hành Android.
Phải nói rằng, khoảng thời gian trải nghiệm thực sự ngắn ngủi nhưng có cảm giác hệ điều hành Asha mới vượt trội hơn nhiều so với S40. Mọi thao tác trượt, nhấn chạm đều mang đến sự mượt mà, cứ như đang sử dụng hệ điều hành Windows Phone vậy. Đây là điều mà các smartphone Android giá rẻ có lẽ chưa thể đáp ứng tốt như thế.
Ứng dụng
Một thách thức nảy sinh của Nokia là việc hỗ trợ ứng dụng cho hệ điều hành Asha mới. Là một nền tảng còn quá “non nớt” nên các nhà phát triển sẽ phải mất một chút thời gian để chuyển ứng dụng. Nhưng Nokia vẫn rất tự tin: "Một số lượng lớn các ứng dụng hiện tại đều có khả năng port được sang Asha mới". "Chúng tôi hiện đã có nhiều lập trình viên sẵn sàng viết app cho nền tảng mới. Với bộ SDK dành riêng cho Nokia Asha, lập trình viên có thể viết ứng dụng 1 lần và ứng dụng sẽ tương thích với các thiết bị trong tương lai mà không cần phải viết lại code".
Các ứng dụng hiện đã có mặt trên Nokia Asha mới bao gồm CNN, eBuddy, ESPN, Facebook, Foursquare, Line, LinkedIn, Nimbuzz, Pictelligent, The Weather Channel, Twitter, WeChat, World of Red Bull, game từ Electronic Arts, Gameloft, Indiagames, Namco Bandai and Reliance Games. Nokia cho biết phần mềm định vị HERE của Nokia cũng sẽ có mặt trên Asha mới và cho phép download bắt đầu từ quý III năm nay. Asha 501 đã được cài đặt sẵn các ứng dụng phổ biến như Facebook, Foursquare, Linkedin, Twitter và Youtube. Ngoài ra, người dùng Asha 501 cũng được ưu ái tặng miễn phí 40 game của EA.
Kết luận
Những cảm nhận sơ bộ về chiếc điện thoại Asha 501 với thiết kế và hệ điều hành mới đều mang lại những ấn tượng tích cực. Khi các model Asha đang ngày càng khó cạnh tranh với điện thoại Android giá rẻ thì Asha 501 đã đem đến một niềm hi vọng mới.
Sở hữu kiểu dáng bắt mắt, hệ điều hành được tối ưu dành cho các cử chỉ thao tác trượt và thời lượng pin cực tốt, Asha 501 đang sẵn sàng để khẳng định mình. Tuy nhiên, không hỗ trợ kết nối 3G sẽ là điểm trừ rất lớn khiến nhiều người dùng e ngại, đặc biệt là tại việt Nam khi mà hệ thống mạng Wi-Fi có diện tích phủ sóng tương đối hẹp.
Đúng như dự kiến, Nokia đã chọn New Delhi (Ấn Độ) là nơi tổ chức sự kiện công bố chiếc điện thoại giá rẻ Asha 501. Với việc được trang bị màn hình cảm ứng và hệ điều hành mới, có thể coi Asha 501 đang nằm giữa ranh giới của featurephone và smartphone. Nokia Asha 501 sẽ được phát hành vào tháng 6 tới 90 thị trường khác nhau.
Tuy thời gian trải nghiệm cùng Asha 501 tương đối ngắn nhưng phải nói rằng máy đã gây được thiện cảm tốt cả về hình thức và nội dung bên trong. Không chỉ khác biệt về thiết kế với những mẫu điện thoại Asha màn hình cảm ứng trước đây, 501 cũng không còn chạy hệ điều hành S40 “cũ kỹ”. Thay vào đó, Nokia đã mang đến một "nền tảng phần mềm Asha" hoàn toàn mới. Đây là thành quả của việc mua lại công ty sản xuất OS mang tên Smarterphone vào năm ngoái.
Phần cứng
Về mặt cấu hình phần cứng, Nokia Asha 501 được trang bị màn hình cảm ứng LCD 3 inch độ phân giải 240x320 pixel bảo vệ bởi kính chịu lực. Máy chạy vi xử lý tốc độ 1GHz và hỗ trợ thẻ nhớ microSD mở rộng dung lượng lên đến 32 GB. Điều đáng tiếc là Asha 501 không hỗ trợ kết nối 3G, bạn chỉ có thể sử dụng mạng 2G và Wi-Fi. Máy sở hữu camera sau 3,2-megapixel cố định tiêu cự (không có đèn flash) và không có camera phía trước. Bên cạnh đó, viên pin 1.200 mAh có thể giúp Asha 501 đàm thoại liên tục lên tới 17 tiếng và thời gian chờ đến 48 ngày (chạy 1 SIM) hoặc 26 ngày (chạy 2 SIM).
Dưới màn hình của Asha 501 chỉ có duy nhất một phím vật lý, đó là nút Back. Nút Back này chỉ giúp bạn thoát tuần tự từng bước một cho đến khi ra ngoài màn hình Home chứ không có tác dụng như phím “Home” của Android. Nhưng đừng bận tâm về điều đó vì nền tảng hệ điều hành Asha mới vẫn tương đối đơn giản và hỗ trợ nhiều thao tác trượt trên giao diện.
Thiết kế
Ảnh hưởng nhiều từ các smartphone Lumia, Asha 501 cũng ngay lập tức gây ấn tượng khi hỗ trợ tùy chọn rất nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ tươi, xanh lá mạ, xanh nước biển, vàng, đen và trắng. Phần vỏ lưng được làm hoàn toàn bằng nhựa. Máy không được trang bị các viền bezel xung quanh 4 cạnh mà thay vào đó, phần nắp lưng sẽ phủ lên các cạnh gần giống như trên Lumia 620.
Ở mặt lưng của máy có một núm nhựa màu được gắn liền với phần thân bên trong đóng vai trò như một “đòn bẩy” để người dùng có thể tháo nắp lưng. Nokia thiết kế phần ốp lưng này tương đối khít giúp khi cầm Asha 501 không hề cho cảm giác lỏng lẻo hay ọp ẹp do vỏ nhựa gây ra. Một điểm thú vị khác là Nokia cũng tận dụng đặt loa ngoài của Asha 501 nằm ngay dưới núm nhựa này. Âm thanh sẽ thoát ra qua rãnh tiếp xúc của núm nhựa và tấm ốp lưng, quả là “một công đôi việc”. Phần camera sau của Asha 501 được thừa hưởng ngôn ngữ thiết kế từ các mẫu Lumia nên nếu nhìn từ mặt sau có thể nhiều người sẽ lầm tưởng đang được ngắm một smartphone Lumia vậy.
Hãng điện thoại Phần Lan đặt cụm phím chỉnh âm lượng và nút nguồn cùng tông màu với vỏ máy ở cạnh bên phải. Trong khi đó, cổng sạc chân nhỏ, cổng micro-USB và jack tai nghe được bố trí tập trung ở cạnh trên. Cạnh trái và cạnh đáy của máy hoàn toàn được để trống.
Nokia Asha 501 sở hữu dáng vẻ vuông vắn và có phần hơi “mập mạp”. Kích thước của máy là 99,2 x 58 x 12,1 mm và trọng lượng chỉ 98 g. Việc cầm máy và thao tác bằng một tay rất dễ dàng. Phần cạnh rìa được làm hơi cắt vắt nên không cứa vào lòng bàn tay người dùng. Với một mẫu điện thoại có giá chỉ 2 triệu đồng thì thiết kế của Asha 501 không hề mang đến cảm giác rẻ tiền. Đó là kết hợp của sự trẻ trung và hiện đại.
Để gắn thẻ SIM 1, bạn sẽ phải tháo pin nhưng không cần làm điều này khi gắn thẻ nhớ microSD và SIM 2.
Trải nghiệm hệ điều hành Asha mới
Không sử dụng hệ điều hành Series 40 như các model Asha trước đó, nhưng Nokia cũng không bắt tay với Android. Hãng đã tìm một hướng đi mới dành cho dòng điện thoại giá rẻ. Đó là hệ điều hành Asha mới lấy cảm hứng từ Smarterphone OS. Điểm đáng chú ý đầu tiên là ngay cả khi ở trạng thái chờ, đồng hồ và các thông báo vẫn được hiển thị mờ dưới nền đen. Và bạn cũng không cần lo lắng về việc màn hình chờ hiển thị liên tục đồng hồ sẽ làm máy tốn pin hơn, một lần sạc pin sẽ kéo dài tới 48 ngày ở chế độ chờ (chạy 1 SIM), hoặc 26 ngày với hai SIM.
Điểm nhấn thứ 2 mà cũng hữu dụng không kém là thay vì nhấn nút nguồn, bạn có thể chạm nhẹ 2 lần vào màn hình để truy cập vào màn hình khóa. Từ đây, bạn có thể trượt để xem các thông báo mới. Ví dụ, bạn có một tin nhắn mới, hãy chạm vào ô pop-up của tin nhắn này và trượt, bạn có thể xem toàn bộ nội dung và trả lời ngay nếu muốn. Từ màn hình khóa của Asha 501, bạn cũng có thể điều khiển trình chơi nhạc mà không cần truy nhập trực tiếp vào ứng dụng. Nhiều khả năng, trong tương lai không xa, Nokia cũng sẽ mang các tính năng tương tự này lên Windows Phone 8 với bản cập nhật GDR2.
Một trong những mục tiêu của Nokia khi sử dụng nền tảng hệ điều hành mới là hạn chế số lượng các bước khi người dùng muốn thao tác hay truy cập vào một mục nào đó. Do đó, chỉ hỗ trợ một nút vật lý duy nhất cũng không gây ra nhiều khó khăn khi thao tác. Sau khi trượt để mở khóa, bạn sẽ vào được màn hình chủ của máy. Nhưng thực tế, hệ điều hành Asha có tới hai màn hình chủ: Một là hiển thị các ứng dụng thông thường gọi là “Home”, còn màn hình thứ hai sẽ cung cấp một danh sách các hoạt động gần đây của bạn được gọi là “Fastlane”.
Fastlane sẽ lưu lại những việc mà bạn vừa làm như bài hát vừa nghe, ứng dụng vừa chạy… Cách sắp xếp của Fastlane logic từ trên xuống dưới. Trên cùng là nhắc nhở việc cần làm của ngày hôm sau hoặc báo sinh nhật bạn bè, tiếp đó là mục “lưu lịch sử” của ngày hôm nay, dưới nữa là của lần lượt các ngày quá khứ. Bạn chỉ cần trượt lên xuống để xem hết mọi nội dung này. Có thể ví Fastlane như một cuốn sổ nhật ký lưu lại những việc bạn đã làm với chiếc Asha 501.
Khi đang ở trong một ứng dụng nào đó, bạn có thể trượt từ phần cạnh màn hình vào bên trong để trở lại màn hình chủ. Lập tức sẽ xuất hiện một hiệu ứng mờ dần và cuối cùng bạn đã quay trở lại màn hình chủ. Đây là một trong những chi tiết nhỏ nhưng cho thấy nền tảng Asha có tính thẩm mỹ và hỗ trợ hệ thống “gesture” rất tốt. Nếu trượt từ trên xuống dưới, bạn cũng có thể mở thanh thông báo, tùy chỉnh nhanh các kết nối giống như trên hệ điều hành Android.
Phải nói rằng, khoảng thời gian trải nghiệm thực sự ngắn ngủi nhưng có cảm giác hệ điều hành Asha mới vượt trội hơn nhiều so với S40. Mọi thao tác trượt, nhấn chạm đều mang đến sự mượt mà, cứ như đang sử dụng hệ điều hành Windows Phone vậy. Đây là điều mà các smartphone Android giá rẻ có lẽ chưa thể đáp ứng tốt như thế.
Ứng dụng
Một thách thức nảy sinh của Nokia là việc hỗ trợ ứng dụng cho hệ điều hành Asha mới. Là một nền tảng còn quá “non nớt” nên các nhà phát triển sẽ phải mất một chút thời gian để chuyển ứng dụng. Nhưng Nokia vẫn rất tự tin: "Một số lượng lớn các ứng dụng hiện tại đều có khả năng port được sang Asha mới". "Chúng tôi hiện đã có nhiều lập trình viên sẵn sàng viết app cho nền tảng mới. Với bộ SDK dành riêng cho Nokia Asha, lập trình viên có thể viết ứng dụng 1 lần và ứng dụng sẽ tương thích với các thiết bị trong tương lai mà không cần phải viết lại code".
Các ứng dụng hiện đã có mặt trên Nokia Asha mới bao gồm CNN, eBuddy, ESPN, Facebook, Foursquare, Line, LinkedIn, Nimbuzz, Pictelligent, The Weather Channel, Twitter, WeChat, World of Red Bull, game từ Electronic Arts, Gameloft, Indiagames, Namco Bandai and Reliance Games. Nokia cho biết phần mềm định vị HERE của Nokia cũng sẽ có mặt trên Asha mới và cho phép download bắt đầu từ quý III năm nay. Asha 501 đã được cài đặt sẵn các ứng dụng phổ biến như Facebook, Foursquare, Linkedin, Twitter và Youtube. Ngoài ra, người dùng Asha 501 cũng được ưu ái tặng miễn phí 40 game của EA.
Kết luận
Những cảm nhận sơ bộ về chiếc điện thoại Asha 501 với thiết kế và hệ điều hành mới đều mang lại những ấn tượng tích cực. Khi các model Asha đang ngày càng khó cạnh tranh với điện thoại Android giá rẻ thì Asha 501 đã đem đến một niềm hi vọng mới.
Sở hữu kiểu dáng bắt mắt, hệ điều hành được tối ưu dành cho các cử chỉ thao tác trượt và thời lượng pin cực tốt, Asha 501 đang sẵn sàng để khẳng định mình. Tuy nhiên, không hỗ trợ kết nối 3G sẽ là điểm trừ rất lớn khiến nhiều người dùng e ngại, đặc biệt là tại việt Nam khi mà hệ thống mạng Wi-Fi có diện tích phủ sóng tương đối hẹp.
Nguồn:Genk