[Đánh Giá] Asus Fonepad FE170CG: Nhỏ, tiện dụng
Fonepad 7 FE170 có nhiều tính năng đáng chú ý như hỗ trợ hai SIM nghe gọi, 3G và sử dụng giao diện ZenUI mới chỉ xuất hiện trên dòng ZenFone. Với giá bán 2,99 triệu đồng, đây là một sản phẩm đáng chú ý của Asus ở phân khúc máy tính bảng giá rẻ.
Thiết kế
Khi so sánh với các sản phẩm tiền nhiệm, có thể nhận thấy kích thước của Fonepad FE170CG nhỏ hơn rõ rệt. Trên sản phẩm này, nhà sản xuất Asus đã giảm độ dày của viền màn hình, do vậy trông máy gọn gàng hơn. Lưng máy vát, bốn góc bo tròn nên việc cầm máy bằng một tay cũng thuận tiện hơn.
Máy có ba nút cứng, nằm nghiêng hẳn về phần lưng nên hơi khó bấm khi cầm máy bằng một tay. Ở phía đối diện là khu vực cắm thẻ nhớ MicroSD và hai SIM, có nắp che chung. Cả hai khe SIM đều sử dụng chuẩn MicroSIM.
Nắp lưng của Fonepad FE170CG dùng chất liệu nhựa với họa tiết vân nổi, giúp giảm hiện tượng bám vân tay. Loa ngoài của máy được đặt cùng chỗ với loa thoại ở phía trên màn hình, gần đó chỉ có camera trước chứ không có cảm biến ánh sáng. Máy vẫn mang một nhược điểm thường gặp trên các máy tính bảng giá rẻ là màn hình rất dễ bị bám vân tay.
Kiểu dáng thiết kế của Fonepad FE170CG không có nhiều khác biệt so với những sản phẩm thế hệ trước, nhưng nhờ giảm được viền màn hình nên máy gọn, dễ cầm hơn. Các chất liệu mà Asus sử dụng cũng khá tốt, nên ngoài nhược điểm là màn hình bị bám vân tay thì thiết kế của máy ít gợi tới cảm giác một máy tính bảng giá rẻ.
Màn hình, loa và máy ảnh
Độ sáng tối đa của màn hình chúng tôi đo được là 346 nit. Độ sáng này đủ để sử dụng ở trong nhà, tuy nhiên màn hình của máy bóng nên khi sử dụng ngoài trời sẽ khó nhìn. Do không có cảm biến ánh sáng nên máy không có chế độ điều chỉnh độ sáng tự động, người dùng phải tự chỉnh bằng tay. Khi sử dụng quy trình đánh giá màn hình của VnReview, chúng tôi nhận thấy độ tương phản của máy không cao và khả năng hiển thị màu chính xác thấp.
Máy ảnh chính trên Fonepad 7 FE170CG có độ phân giải chỉ 2 megapixel với khả năng quay phim HD và độ phân giải của máy ảnh phụ là 0.3 megapixel. Độ phân giải máy ảnh thấp và chất lượng cũng không ấn tượng. Khi dùng Fonepad 7 FE170CG chụp ảnh ngoài trời thì độ nét và độ sáng chỉ ở mức trung bình, còn khi sử dụng trong nhà thì ảnh hơi nhiễu
Điểm cộng ở tính năng máy ành trên Fonepad 7 FE170CG là về mặt phần mềm: máy trang bị hầu như đầy đủ các tính năng phần mềm trên các dòng ZenFone. So với điện thoại ZenFone 5, Fonepad 7 FE170CG chỉ thiếu 2 chế độ là chụp thiếu sáng (giảm độ phân giải để tăng độ sáng khi chụp đêm) và độ sâu trường (xóa phông). Do chất lượng máy ảnh không cao nên hầu hết các chế độ chụp ảnh này không phát huy tác dụng, ngoại trừ chế độ Ảnh tự sướng (áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, cho phép sử dụng camera sau để tự chụp ảnh selfie).
Hiệu năng và thời gian sử dụng pin
Fonepad FE170CG được trang bị cấu hình giống phiên bản đắt tiền hơn ME175, bao gồm vi xử lý Intel lõi kép với xung nhịp 1.2GHz, đồ họa SGX544MP2 và RAM 1GB. Cấu hình này vốn đã đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thêm vào đó độ phân giải màn hình không cao nên máy hoạt động khá nhanh. Khi mở các màn hình, lướt web hay xem video trên YouTube thì máy đều đáp ứng tốt. Tuy thỉnh thoảng máy vẫn bị khựng một chút, như sau khi thoát ứng dụng và quay về màn hình chính, nhưng nhìn chung hiệu năng của máy vẫn khá ấn tượng khi so với các máy tính bảng Android giá rẻ khác.
Fonepad 7 cũng chơi được các game khá nặng như Asphalt 8 hay Dead Trigger 2. Khi sử dụng các ứng dụng đánh giá hiệu năng, Fonepad cho kết quả gần ngang các máy dùng hệ thống Qualcomm Snapdragon 400 như Moto G, HTC One Mini.
Pin của Fonepad FE170CG có dung lượng 4.030 mAh. Khi sử dụng các bài đánh giá pin tiêu chuẩn, máy cho kết quả khá ấn tượng. Cụ thể máy đạt kết quả 8 giờ 29 phút cho bài đánh giá xem phim và 4 giờ 21 phút cho bài đánh giá chơi game, đây đều là những kết quả cao.
Đi kèm trong hộp sản phẩm là sạc có dòng đầu ra 1.35A. Do cường độ sạc không cao nên thời gian để sạc đầy máy cũng khá lâu, mất khoảng 4 giờ 20 phút để sạc từ trạng thái cạn pin đến pin đầy.
Phần mềm
Ngoài dòng sản phẩm ZenFone, Fonepad 7 FE170CG là sản phẩm đầu tiên được cài đặt ZenUI, tập hợp giao diện và các ứng dụng mới của Asus. Đây là một tính năng được Asus nhấn mạnh quảng bá, tập trung vào các trải nghiệm cho cá nhân người dùng như nhắc lịch, nhắc và sắp xếp công việc, cùng với đó là một số tính năng chia sẻ tiện dụng.
Trong số các tính năng chia sẻ ở ZenFone, Fonepad 7 FE170CG chỉ thừa hưởng tính năng Share Link, cho phép hai máy gửi nhận tập tin mà không cần tới kết nối Bluetooth hay NFC. Khi sử dụng tính năng này, máy nhận sẽ dùng kết nối dữ liệu di động để tạo ra một điểm truy cập WiFi (WiFi hotspot), máy gửi sẽ truy cập vào mạng WiFi này để gửi tập tin. Như vậy để sử dụng Share Link thì một trong hai máy phải có kết nối dữ liệu.
Kết luận
Asus Fonepad đời đầu ra mắt vào năm ngoái là một sản phẩm khá thành công, cho thấy nhu cầu thực sự của người dùng với sản phẩm máy tính bảng có khả năng gọi điện. Có lẽ do nhận thấy được tiềm năng của dòng sản phẩm này, Asus đã liên tục tung ra những chiếc "điện thoại bảng" với giá ngày càng rẻ.
Fonepad 7 FE170CG là máy Fonepad rẻ nhất hiện nay. Với mức giá 3 triệu, giá của FE170CG chỉ tương đương với các điện thoại cấp thấp của những nhà sản xuất lớn, trong khi có màn hình lớn hơn hẳn. So với các điện thoại Android giá rẻ, máy cũng có hiệu năng tốt, thời gian sử dụng pin dài, nhưng có nhược điểm là màn hình chất lượng không cao. Tuy nhiên với những người dùng muốn một thiết bị đa năng và không có nhiều tiền thì FE170 vẫn là một lựa chọn giá rẻ ổn.
Fonepad 7 FE170 có nhiều tính năng đáng chú ý như hỗ trợ hai SIM nghe gọi, 3G và sử dụng giao diện ZenUI mới chỉ xuất hiện trên dòng ZenFone. Với giá bán 2,99 triệu đồng, đây là một sản phẩm đáng chú ý của Asus ở phân khúc máy tính bảng giá rẻ.
Thiết kế
Nhờ viền màn hình mỏng nên Fonepad FE170 khá nhỏ gọn
Khi so sánh với các sản phẩm tiền nhiệm, có thể nhận thấy kích thước của Fonepad FE170CG nhỏ hơn rõ rệt. Trên sản phẩm này, nhà sản xuất Asus đã giảm độ dày của viền màn hình, do vậy trông máy gọn gàng hơn. Lưng máy vát, bốn góc bo tròn nên việc cầm máy bằng một tay cũng thuận tiện hơn.
Họa tiết vân nổi giúp phần lưng máy không bị bám vân tay
Nắp lưng của Fonepad FE170CG dùng chất liệu nhựa với họa tiết vân nổi, giúp giảm hiện tượng bám vân tay. Loa ngoài của máy được đặt cùng chỗ với loa thoại ở phía trên màn hình, gần đó chỉ có camera trước chứ không có cảm biến ánh sáng. Máy vẫn mang một nhược điểm thường gặp trên các máy tính bảng giá rẻ là màn hình rất dễ bị bám vân tay.
Khe cắm thẻ nhớ và hai khay MicroSIM
Kiểu dáng thiết kế của Fonepad FE170CG không có nhiều khác biệt so với những sản phẩm thế hệ trước, nhưng nhờ giảm được viền màn hình nên máy gọn, dễ cầm hơn. Các chất liệu mà Asus sử dụng cũng khá tốt, nên ngoài nhược điểm là màn hình bị bám vân tay thì thiết kế của máy ít gợi tới cảm giác một máy tính bảng giá rẻ.
Màn hình, loa và máy ảnh
Màn hình 7 inch của máy có độ phân giải 1024 x 600 pixel với mật độ điểm ảnh 170 PPI.
Độ sáng tối đa của màn hình chúng tôi đo được là 346 nit. Độ sáng này đủ để sử dụng ở trong nhà, tuy nhiên màn hình của máy bóng nên khi sử dụng ngoài trời sẽ khó nhìn. Do không có cảm biến ánh sáng nên máy không có chế độ điều chỉnh độ sáng tự động, người dùng phải tự chỉnh bằng tay. Khi sử dụng quy trình đánh giá màn hình của VnReview, chúng tôi nhận thấy độ tương phản của máy không cao và khả năng hiển thị màu chính xác thấp.
Máy ảnh chính trên Fonepad 7 FE170CG có độ phân giải chỉ 2 megapixel với khả năng quay phim HD và độ phân giải của máy ảnh phụ là 0.3 megapixel. Độ phân giải máy ảnh thấp và chất lượng cũng không ấn tượng. Khi dùng Fonepad 7 FE170CG chụp ảnh ngoài trời thì độ nét và độ sáng chỉ ở mức trung bình, còn khi sử dụng trong nhà thì ảnh hơi nhiễu
Điểm cộng ở tính năng máy ành trên Fonepad 7 FE170CG là về mặt phần mềm: máy trang bị hầu như đầy đủ các tính năng phần mềm trên các dòng ZenFone. So với điện thoại ZenFone 5, Fonepad 7 FE170CG chỉ thiếu 2 chế độ là chụp thiếu sáng (giảm độ phân giải để tăng độ sáng khi chụp đêm) và độ sâu trường (xóa phông). Do chất lượng máy ảnh không cao nên hầu hết các chế độ chụp ảnh này không phát huy tác dụng, ngoại trừ chế độ Ảnh tự sướng (áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, cho phép sử dụng camera sau để tự chụp ảnh selfie).
Một số ảnh chụp từ Fonepad FE170
Hiệu năng và thời gian sử dụng pin
Fonepad FE170CG được trang bị cấu hình giống phiên bản đắt tiền hơn ME175, bao gồm vi xử lý Intel lõi kép với xung nhịp 1.2GHz, đồ họa SGX544MP2 và RAM 1GB. Cấu hình này vốn đã đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thêm vào đó độ phân giải màn hình không cao nên máy hoạt động khá nhanh. Khi mở các màn hình, lướt web hay xem video trên YouTube thì máy đều đáp ứng tốt. Tuy thỉnh thoảng máy vẫn bị khựng một chút, như sau khi thoát ứng dụng và quay về màn hình chính, nhưng nhìn chung hiệu năng của máy vẫn khá ấn tượng khi so với các máy tính bảng Android giá rẻ khác.
Fonepad 7 cũng chơi được các game khá nặng như Asphalt 8 hay Dead Trigger 2. Khi sử dụng các ứng dụng đánh giá hiệu năng, Fonepad cho kết quả gần ngang các máy dùng hệ thống Qualcomm Snapdragon 400 như Moto G, HTC One Mini.
Một vài kết quả đánh giá hiệu năng của Fonepad 7 FE170
Pin của Fonepad FE170CG có dung lượng 4.030 mAh. Khi sử dụng các bài đánh giá pin tiêu chuẩn, máy cho kết quả khá ấn tượng. Cụ thể máy đạt kết quả 8 giờ 29 phút cho bài đánh giá xem phim và 4 giờ 21 phút cho bài đánh giá chơi game, đây đều là những kết quả cao.
Đi kèm trong hộp sản phẩm là sạc có dòng đầu ra 1.35A. Do cường độ sạc không cao nên thời gian để sạc đầy máy cũng khá lâu, mất khoảng 4 giờ 20 phút để sạc từ trạng thái cạn pin đến pin đầy.
Phần mềm
Trong số các tính năng chia sẻ ở ZenFone, Fonepad 7 FE170CG chỉ thừa hưởng tính năng Share Link, cho phép hai máy gửi nhận tập tin mà không cần tới kết nối Bluetooth hay NFC. Khi sử dụng tính năng này, máy nhận sẽ dùng kết nối dữ liệu di động để tạo ra một điểm truy cập WiFi (WiFi hotspot), máy gửi sẽ truy cập vào mạng WiFi này để gửi tập tin. Như vậy để sử dụng Share Link thì một trong hai máy phải có kết nối dữ liệu.
Kết luận
Asus Fonepad đời đầu ra mắt vào năm ngoái là một sản phẩm khá thành công, cho thấy nhu cầu thực sự của người dùng với sản phẩm máy tính bảng có khả năng gọi điện. Có lẽ do nhận thấy được tiềm năng của dòng sản phẩm này, Asus đã liên tục tung ra những chiếc "điện thoại bảng" với giá ngày càng rẻ.
Fonepad 7 FE170CG là máy Fonepad rẻ nhất hiện nay. Với mức giá 3 triệu, giá của FE170CG chỉ tương đương với các điện thoại cấp thấp của những nhà sản xuất lớn, trong khi có màn hình lớn hơn hẳn. So với các điện thoại Android giá rẻ, máy cũng có hiệu năng tốt, thời gian sử dụng pin dài, nhưng có nhược điểm là màn hình chất lượng không cao. Tuy nhiên với những người dùng muốn một thiết bị đa năng và không có nhiều tiền thì FE170 vẫn là một lựa chọn giá rẻ ổn.