Đánh giá Asus Fonepad: Smartphone cấu hình khỏe với màn hình lớn 7 inch
Trong thời gian qua, hãng điện tử Asus đang có những bước trưởng thành nhanh chóng ở phân khúc máy tính bảng giá rẻ. Các sản phẩm như Nexus 7 hay Memo Pad đều chiếm được cảm tình của người dùng. Ngoài ra, trong số tablet “bình dân” của hãng còn có một sản phẩm khá đặc biệt đó là chiếc máy tính bảng Asus Fonepad. Gọi là máy tính bảng nhưng Fonepad vẫn có thể đàm thoại, nhắn tin, sử dụng 3G như một chiếc smartphone.
Asus không phải người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tablet gọi điện, trước đó khá lâu, Galaxy Tab của Samsung cũng đã được tích hợp chức năng này. Tuy nhiên, mức giá của Fonepad đưa ra rất “dễ làm siêu lòng người”. Máy được bán chính hãng với giá chỉ khoảng 5,8 triệu đồng, ngang một chiếc smartphone trung cấp cấu hình thấp nhưng mẫu tablet của Asus rõ ràng hấp dẫn hơn nhiều với màn hình lớn phục vụ cho các nhu cầu giải trí. Một điểm thú vị khác là Fonepad chạy vi xử lý Intel kiến trúc x86 chứ không phải loại ARM phổ biến hiện nay. Vậy chiếc điện thoại “cỡ bự” này có thể làm được những gì, dưới đây là phần đánh giá chi tiết thiết bị của chúng tôi.
Thiết kế
Xét về mặt kiểu dáng, Fonepad có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm tablet 7 inch của Asus như Nexus 7 và Memo Pad. Tuy nhiên, chất liệu lại có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, phần vỏ sau của Fonepad được làm bằng nhôm cho cảm giác cao cấp và sang hơn hẳn vỏ nhựa trên Nexus 7. Đặc biệt, dù hơi trơn nhưng phần nắp sau này hoàn toàn không bị bám dấu vân tay song lại dễ trầy hơn so với mặt lưng nhựa cao su nhám của Nexus 7.
Trong khi đó, phần mặt trước của Fonepad được bố trí khá đơn giản nhưng bạn có thể nhận thấy máy có thêm một dải loa thoại hỗ trợ cho tính năng gọi điện. Rìa màn hình của Fonepad rõ ràng lớn hơn trên iPad mini hay Galaxy Note 8 nhưng thực sự việc cầm Fonepad bằng một tay vẫn khá thoải mái do các cạnh được vát cong rất ôm tay. Nếu bạn cảm thấy việc cầm máy áp vào tai khi đàm thoại gây mỏi tay và trông hơi “kỳ cục” thì có thể trang bị thêm một tai nghe Bluetooth không dây.
Ở phía trên camera sau, Asus bố trí một nắp trượt, bạn có thể mở nắp này để gắn thẻ SIM hay thẻ nhớ microSD. Có thể nói nắp này được làm khá chắc, nếu tay bạn trơn thì sẽ gặp một chút khó khăn khi mở. Camera sau của máy hơi lồi lên một chút nên khi đặt xuống bàn phần mặt lưng không bị tiếp xúc nhiều nhưng mặt camera sẽ dễ bị xước.
Màn hình
Cùng sở hữu màn hình 7 inch với độ phân giải 800x1.280 pixel và mật độ điểm ảnh 216 ppi nhưng màn hình của Fonepad không đẹp bằng người anh em Nexus 7. Fonepad có độ sáng màn hình hơi thấp và màu sắc hơi xỉn. Bên cạnh đó, màn hình máy khá bóng và dễ để lại dấu vân tay. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, màn hình Fonepad đã trở nên “lem nhem” đầy vân tay.
Phần cứng
“Trái tim” của tablet Fonepad là bộ vi xử lý Intel Atom Z2420 lõi đơn tốc độ 1,2 GHz dựa trên nền x86 chứ không phải các vi xử lý ARM Qualcomm Snapdragon, Media Tek hay Exynos. Nhưng đến thời điểm này rồi, một bộ xử lý lõi đơn chắc chắn khiến nhiều người nghi ngại về hiệu năng xử lý của Fonepad. Câu trả lời là bạn hãy yên tâm vì con chip của Intel cũng không đến nỗi nào.
Nhân đồ họa PowerVR SGX540 và dung lượng RAM 1 GB vẫn giúp Fonepad chơi được những game nặng như Asphalt 7 hay Real racing 3. Tuy nhiên, tốc độ load game hay mở ứng dụng sẽ mất thêm 1 đến 2 giây. Bên cạnh đó, bạn cũng thỉnh thoảng bị giật khi thao tác trên màn hình Homescreen của máy. Dẫu sao, những điều này cũng có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng cuối cùng.
Khi lướt web, cùng sử dụng trình duyệt Chrome như Nexus 7 nhưng tốc độ mở trang, phóng lớn của Fonepad cũng chậm hơn một chút. Chiếc tablet mới của Asus có thể chạy mượt video độ phân giải 720p nhưng ngưỡng 1080p dường như vẫn là một mục tiêu “khó nhằn”. Ở độ phân giải này, máy chạy khá ì ạch và bị giật hình thường xuyên. Đặc biệt, Fonepad ít khi bị nóng, nhiệt độ cao nhất đo được trong quá trình sử dụng là 32,5 độ và trung bình là 30 độ (nhiệt độ phòng là 23 độ).
Fonepad có 2 tùy chọn dung lượng lưu trữ là 8/16 GB. Với bản 8 GB, sau khi cài đặt hệ điều hành và ứng dụng, bạn còn khoảng 4,9 GB sử dụng thực tế. Nhưng máy được hỗ trợ mở rộng thêm bằng thẻ nhớ microSD lên 32 GB.
Tính năng đàm thoại
Có lẽ điều thú vị nhất về Fonepad là khả năng thực hiện các cuộc gọi. Máy có thể gọi và nhắn tin như tất cả những chiếc điện thoại khác. Máy cũng có thể rung khi có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến. Khi người dùng áp máy vào tai để đàm thoại, màn hình của Fonepad cũng có thể tự tắt. Do đó, có thể nói Fonepad là một sản phẩm xóa nhòa tất cả ranh giới giữa điện thoại và máy tính bảng.
Giao diện
Asus Fonepad chạy hệ điều hành Android 4.1.2 Jelly Bean với giao diện gần như giữ nguyên từ bản gốc của Google, sự tùy biến của Asus là tương đối ít. Tuy vậy, hãng điện tử Đài Loan đã chăm chút rất tốt cho sản phẩm con cưng với một loạt các ứng dụng đi kèm cực kỳ hữu ích như từ điển (Instant Dictionary), sao lưu dữ liệu bao gồm cả app và data (App Backup), điều chỉnh hiển thị (ASUS Splendid), tùy chọn âm thanh (AudioWizard) hay chỉnh sửa ảnh (Studio).
Ngoài ra, bên cạnh 3 phím cảm ứng Android, bạn có thể thấy Fonepad sở hữu một phím thứ tư với tác dụng bật nhanh tùy chọn các ứng dụng nhỏ gọi là “Floating apps”. Bạn có thể bật khoảng 5 ô cửa sổ ứng dụng này cùng lúc mà không sợ bị lag.
Camera
Fonepad sở hữu camera sau có độ phân giải 3 megapixel, với khả năng quay video 720p và máy ảnh mặt trước có độ phân giải 1,2 megapixel. Tuy nhiên, camera chỉ là một tính năng phụ của Fonepad và mang tính “màu mè” là chính.
Chất lượng ảnh chụp chỉ ở mức xem được với độ chi tiết thấp, màu sắc nhợt nhạt. Ảnh chụp nội cảnh cũng khá mờ và lấy nét tương đối kém.
Thời lượng pin
Fonepad được trang bị nguồn pin dung lượng 4.270 mAh đủ đảm bảo khoảng 2 ngày sử dụng với cường độ trung bình. Máy có thể phát video liên tục trong 8 tiếng và đàm thoại 9 giờ đồng hồ. Khi kích hoạt chế độ tiết kiệm điện năng “ultra-saving mode”, mày để qua đêm không mất % pin nào.
Kết luận
Với mức giá chính hãng là 5,8 triệu đồng, rất khó để bạn tìm được một sản phẩm toàn diện với tính năng nghe gọi hấp dẫn như Fonepad, tất nhiên chúng ta không đề cập đến hàng xách tay. Khi so sánh với Nexus 7 thì máy vẫn có phần lép vế về mặt hiệu năng, có lẽ Asus nên sử dụng vi xử lý Tegra 3 thay vì Intel để giúp Fonepad có thể chạy trơn tru hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Fonepad cũng sở hữu nhiều điểm mạnh.
Những ưu điểm của Fonepad so với người anh em là hỗ trợ đàm thoại, nhắn tin, có kết nối 3G (bản 3G của Nexus 7 có giá đắt hơn khoảng 1,5 triệu đồng), camera sau và thiết kế cao cấp hơn. Do đó, với tầm giá này, bạn hoàn toàn có thể thấy Fonepad là một chiếc “smartphone 3G” xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.
Trong thời gian qua, hãng điện tử Asus đang có những bước trưởng thành nhanh chóng ở phân khúc máy tính bảng giá rẻ. Các sản phẩm như Nexus 7 hay Memo Pad đều chiếm được cảm tình của người dùng. Ngoài ra, trong số tablet “bình dân” của hãng còn có một sản phẩm khá đặc biệt đó là chiếc máy tính bảng Asus Fonepad. Gọi là máy tính bảng nhưng Fonepad vẫn có thể đàm thoại, nhắn tin, sử dụng 3G như một chiếc smartphone.
Asus không phải người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tablet gọi điện, trước đó khá lâu, Galaxy Tab của Samsung cũng đã được tích hợp chức năng này. Tuy nhiên, mức giá của Fonepad đưa ra rất “dễ làm siêu lòng người”. Máy được bán chính hãng với giá chỉ khoảng 5,8 triệu đồng, ngang một chiếc smartphone trung cấp cấu hình thấp nhưng mẫu tablet của Asus rõ ràng hấp dẫn hơn nhiều với màn hình lớn phục vụ cho các nhu cầu giải trí. Một điểm thú vị khác là Fonepad chạy vi xử lý Intel kiến trúc x86 chứ không phải loại ARM phổ biến hiện nay. Vậy chiếc điện thoại “cỡ bự” này có thể làm được những gì, dưới đây là phần đánh giá chi tiết thiết bị của chúng tôi.
Thiết kế
Xét về mặt kiểu dáng, Fonepad có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm tablet 7 inch của Asus như Nexus 7 và Memo Pad. Tuy nhiên, chất liệu lại có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, phần vỏ sau của Fonepad được làm bằng nhôm cho cảm giác cao cấp và sang hơn hẳn vỏ nhựa trên Nexus 7. Đặc biệt, dù hơi trơn nhưng phần nắp sau này hoàn toàn không bị bám dấu vân tay song lại dễ trầy hơn so với mặt lưng nhựa cao su nhám của Nexus 7.
Trong khi đó, phần mặt trước của Fonepad được bố trí khá đơn giản nhưng bạn có thể nhận thấy máy có thêm một dải loa thoại hỗ trợ cho tính năng gọi điện. Rìa màn hình của Fonepad rõ ràng lớn hơn trên iPad mini hay Galaxy Note 8 nhưng thực sự việc cầm Fonepad bằng một tay vẫn khá thoải mái do các cạnh được vát cong rất ôm tay. Nếu bạn cảm thấy việc cầm máy áp vào tai khi đàm thoại gây mỏi tay và trông hơi “kỳ cục” thì có thể trang bị thêm một tai nghe Bluetooth không dây.
Ở phía trên camera sau, Asus bố trí một nắp trượt, bạn có thể mở nắp này để gắn thẻ SIM hay thẻ nhớ microSD. Có thể nói nắp này được làm khá chắc, nếu tay bạn trơn thì sẽ gặp một chút khó khăn khi mở. Camera sau của máy hơi lồi lên một chút nên khi đặt xuống bàn phần mặt lưng không bị tiếp xúc nhiều nhưng mặt camera sẽ dễ bị xước.
Cụm phím chỉnh âm lượng và phím nguồn của Fonepad được tập trung hết ở cạnh trái còn cạnh đáy có cổng microUSB.
Màn hình
Cùng sở hữu màn hình 7 inch với độ phân giải 800x1.280 pixel và mật độ điểm ảnh 216 ppi nhưng màn hình của Fonepad không đẹp bằng người anh em Nexus 7. Fonepad có độ sáng màn hình hơi thấp và màu sắc hơi xỉn. Bên cạnh đó, màn hình máy khá bóng và dễ để lại dấu vân tay. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, màn hình Fonepad đã trở nên “lem nhem” đầy vân tay.
Fonepad có độ sáng màn hình tương đối thấp so với các mẫu tablet khác.
Bù lại, Fonepad có góc nhìn nghiêng khá tốt.
Asus còn hỗ trợ sẵn chế độ "Outdoor Mode" để tăng độ sáng màn hình khi sử dụng ngoài trời nắng nhưng do màn hình có độ phản xạ cao nên vẫn rất khó nhìn.Phần cứng
“Trái tim” của tablet Fonepad là bộ vi xử lý Intel Atom Z2420 lõi đơn tốc độ 1,2 GHz dựa trên nền x86 chứ không phải các vi xử lý ARM Qualcomm Snapdragon, Media Tek hay Exynos. Nhưng đến thời điểm này rồi, một bộ xử lý lõi đơn chắc chắn khiến nhiều người nghi ngại về hiệu năng xử lý của Fonepad. Câu trả lời là bạn hãy yên tâm vì con chip của Intel cũng không đến nỗi nào.
Nhân đồ họa PowerVR SGX540 và dung lượng RAM 1 GB vẫn giúp Fonepad chơi được những game nặng như Asphalt 7 hay Real racing 3. Tuy nhiên, tốc độ load game hay mở ứng dụng sẽ mất thêm 1 đến 2 giây. Bên cạnh đó, bạn cũng thỉnh thoảng bị giật khi thao tác trên màn hình Homescreen của máy. Dẫu sao, những điều này cũng có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng lớn đến mục đích sử dụng cuối cùng.
Mặc dù chạy chip Intel nhưng Fonepad là chiếc máy tính bảng hầu như không "kén" game.
Khi lướt web, cùng sử dụng trình duyệt Chrome như Nexus 7 nhưng tốc độ mở trang, phóng lớn của Fonepad cũng chậm hơn một chút. Chiếc tablet mới của Asus có thể chạy mượt video độ phân giải 720p nhưng ngưỡng 1080p dường như vẫn là một mục tiêu “khó nhằn”. Ở độ phân giải này, máy chạy khá ì ạch và bị giật hình thường xuyên. Đặc biệt, Fonepad ít khi bị nóng, nhiệt độ cao nhất đo được trong quá trình sử dụng là 32,5 độ và trung bình là 30 độ (nhiệt độ phòng là 23 độ).
Fonepad có 2 tùy chọn dung lượng lưu trữ là 8/16 GB. Với bản 8 GB, sau khi cài đặt hệ điều hành và ứng dụng, bạn còn khoảng 4,9 GB sử dụng thực tế. Nhưng máy được hỗ trợ mở rộng thêm bằng thẻ nhớ microSD lên 32 GB.
Tính năng đàm thoại
Có lẽ điều thú vị nhất về Fonepad là khả năng thực hiện các cuộc gọi. Máy có thể gọi và nhắn tin như tất cả những chiếc điện thoại khác. Máy cũng có thể rung khi có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến. Khi người dùng áp máy vào tai để đàm thoại, màn hình của Fonepad cũng có thể tự tắt. Do đó, có thể nói Fonepad là một sản phẩm xóa nhòa tất cả ranh giới giữa điện thoại và máy tính bảng.
Giao diện
Asus Fonepad chạy hệ điều hành Android 4.1.2 Jelly Bean với giao diện gần như giữ nguyên từ bản gốc của Google, sự tùy biến của Asus là tương đối ít. Tuy vậy, hãng điện tử Đài Loan đã chăm chút rất tốt cho sản phẩm con cưng với một loạt các ứng dụng đi kèm cực kỳ hữu ích như từ điển (Instant Dictionary), sao lưu dữ liệu bao gồm cả app và data (App Backup), điều chỉnh hiển thị (ASUS Splendid), tùy chọn âm thanh (AudioWizard) hay chỉnh sửa ảnh (Studio).
Ngoài ra, bên cạnh 3 phím cảm ứng Android, bạn có thể thấy Fonepad sở hữu một phím thứ tư với tác dụng bật nhanh tùy chọn các ứng dụng nhỏ gọi là “Floating apps”. Bạn có thể bật khoảng 5 ô cửa sổ ứng dụng này cùng lúc mà không sợ bị lag.
Camera
Fonepad sở hữu camera sau có độ phân giải 3 megapixel, với khả năng quay video 720p và máy ảnh mặt trước có độ phân giải 1,2 megapixel. Tuy nhiên, camera chỉ là một tính năng phụ của Fonepad và mang tính “màu mè” là chính.
Chất lượng ảnh chụp chỉ ở mức xem được với độ chi tiết thấp, màu sắc nhợt nhạt. Ảnh chụp nội cảnh cũng khá mờ và lấy nét tương đối kém.
Thời lượng pin
Fonepad được trang bị nguồn pin dung lượng 4.270 mAh đủ đảm bảo khoảng 2 ngày sử dụng với cường độ trung bình. Máy có thể phát video liên tục trong 8 tiếng và đàm thoại 9 giờ đồng hồ. Khi kích hoạt chế độ tiết kiệm điện năng “ultra-saving mode”, mày để qua đêm không mất % pin nào.
Kết luận
Với mức giá chính hãng là 5,8 triệu đồng, rất khó để bạn tìm được một sản phẩm toàn diện với tính năng nghe gọi hấp dẫn như Fonepad, tất nhiên chúng ta không đề cập đến hàng xách tay. Khi so sánh với Nexus 7 thì máy vẫn có phần lép vế về mặt hiệu năng, có lẽ Asus nên sử dụng vi xử lý Tegra 3 thay vì Intel để giúp Fonepad có thể chạy trơn tru hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Fonepad cũng sở hữu nhiều điểm mạnh.
Những ưu điểm của Fonepad so với người anh em là hỗ trợ đàm thoại, nhắn tin, có kết nối 3G (bản 3G của Nexus 7 có giá đắt hơn khoảng 1,5 triệu đồng), camera sau và thiết kế cao cấp hơn. Do đó, với tầm giá này, bạn hoàn toàn có thể thấy Fonepad là một chiếc “smartphone 3G” xứng đáng với số tiền mình bỏ ra.
Nguồn:Genk