Đánh giá Oppo N1: Tự sướng, tự sướng khắp nơi, tự sướng 206 độ
Tự sướng là từ khoá của năm, còn Oppo N1 là chiếc điện thoại để tự sướng. Với N1 hình ảnh bạn tự chụp sẽ có nhiều góc độ hơn, có nhiều lựa chọn hơn chứ không chỉ gói gọn ở việc giơ máy, chu mỏ và chụp. N1 có camera xoay từ sau ra trước, độ phân giải 13MP do Sony cung cấp, có thể coi đây là chiếc điện thoại có camera trước để tự sướng độ phân giải cao nhất hiện nay.
Nhưng, không chỉ có thế, N1 còn có nhiều tính năng hấp dẫn khác để thu hút người dùng. Mình lại không phải là tín đồ của camera trước, cái mình thích ở chiếc điện thoại này chính là ở màn hình to, pin khá tốt và đặc biệt là những tính năng rất hay mà N1 được trang bị.
Camera xoay thì hầu như các bài về Oppo N1 gần đây đều nói tới rồi, giờ chúng ta sẽ bàn về thiết kế và chất lượng phần cứng của máy trước. Màn hình N1 có kích thước 5.9-inch, khá lớn giúp cho việc lướt web, chơi games hay coi film rất là thích. Dạo gần đây thì mình thường xuyên dùng điện thoại màn hình to như Z Ultra, Note 3 hay LG G2, vì thế cũng không quá khó chịu khi cầm đến chiếc N1 này, gần như có thể dùng chúng như một máy tính bảng nhỏ gọn và quên đi iPad mini hay Nexus 7.
Nhưng mặt trái là kích thước của máy vì thế cũng lớn hơn bình thường khá nhiều. Hai cạnh bên của màn hình được làm mỏng nhưng trên và dưới thì không, cũng vì ở trên là camera xoay nên nó cần có kích thước lớn, cùng với đó thì đối xứng ở cạnh dưới màn hình cũng phải có kích thước tương đương. Oppo đã tận dụng kích thước lớn này để đặt 3 phím cảm ứng truyền thống của Android vào đó, mặt trước trống hoàn toàn, không có logo hay tên máy. Thiết kế lớn này khiến bạn cầm trên tay hơi mỏi, cộng với việc máy nặng 213gr cũng làm ảnh hưởng khá nhiều.
Máy nặng một phần cũng vì khung hợp kim chắc chắn, nếu bạn đã xem nhiều video của Apple và HTC quảng cáo về cách mà họ sử dụng máy cắt laser để định hình khung kim loại cho sản phẩm của mình thì Oppo cũng làm tương tự như vậy. Sau khi đã có khung rồi thì mặt trước ốp màn hình và mặt sau là nắp lưng polycarbonate lớn, tất cả được gắn kết với nhau rất chắc chắn. Chính vì thế tuy kích thước lớn nhưng cầm N1 trên tay không thấy khó chịu, vỏ không ọp ẹp. Tất cả các miếng ghép được kết nối với nhau rất tốt và bạn khó có thể tìm ra khe hở giữa chúng. Việc camera xoay 206 độ mà Oppo vẫn ca ngợi là phải nghiên cứu rất lâu mới ra được con số 206 tuyệt vời đó thì thực ra liên quan một phần đến độ ổn định cũng như chất lượng phần cứng.
Nếu như cứ cho bạn xoay vòng vòng camera quay 1 trục thì rồi cũng đến 1 lúc nào đó dây cable ở trên trong sẽ bị vặn xoắn vào nhau, nhưng nếu chỉ cho quay 1 góc mở cố định nào đó rồi phải quay ngược lại thì cable sẽ không bị xoắn và cũng khó mà đứt được. Cụm camera này được hoàn thiện khá tốt, khít với khung viền. Nhiều người có lo lắng về việc xoay vặn như vầy sẽ không chắc chắn, nhưng như mình nói ở trên về vụ xoay 206 độ: khá khó để bạn có thể làm đứt dây kết nối ở trong. Còn bản thân cụm camera này xoay bằng trục nên cũng không dễ để hỏng, mình có thử cầm tay vào cụm camera và lắc toàn thân điện thoại (giống con lắc đồng hồ), sau nhiều lần làm thao tác này liên tục (trong 2 ngày) thì mình cũng chán và cụm camera thì vẫn như vậy, không có lỏng ra.
Với kích thước khá to 170.7 x 82.6 mm (to nhưng không dầy, độ mỏng đạt 9mm) thì gần như bạn sẽ luôn phải dùng 2 tay khi sử dụng máy, một tay giữ máy và 1 tay thao tác cảm ứng. Nhưng có một chi tiết mà bạn có thể tận dụng đó chính là khu vực cảm ứng ở mặt sau máy, tạm gọi là trackpad. Đây không phải là chiếc điện thoại Android đầu tiên được trang bị trackpad, nhưng nhờ giờ đây Android đã phát triển tốt hơn và hiện tại thì cấu hình cao cũng giúp cho trải nghiệm này khá là hay và thú vị. Trackpad của N1 hoạt động mượt mà, bạn có thể trượt lên xuống trong facebook, trượt lên xuống trong trình duyệt (Dolphin nhé), trượt qua trái, qua phải. Tất cả việc trượt 4 chiều đều hoạt động rất mượt mà, mình thích nhất là việc duyệt web bằng Dolphin và sử dụng trackpad này để duyệt nội dung. Tuy nhiên, Oppo đã để trackpad ở vị trí hơi thấp, nếu như nó được nâng cao hơn một chút thì dùng sẽ thoải mái hơn, vị trí hiện tại khiến bạn sẽ bị mỏi tay khi dùng lâu. Chính vì lí do mỏi tay mà bạn buộc phải thay đổi thói quen cầm điện thoại một chút, tốt nhất là dán thêm 1 miếng da ở mặt sau mà khoét lỗ ở trackpad này để định vị cho dễ.
Có vẻ như mới đầu N1 được thiết kế định hướng tới khách hàng là nữ, chính vì thế máy nhìn có phần nữ tính với các góc bo tròn mềm mại, và đặc biệt là camera xoay phục vụ nhu cầu tự chụp của chị em. Để sử dụng một chiếc máy có kích thước to như vầy thì tốt nhất là bạn nên trang bị thêm 1 tai nghe bluetooth, cũng không nên đút điện thoại trong túi quần mà nên để trong túi xách, balo hay cốp xe (chắc hẳn các bạn nữ sẽ làm việc này mà không phàn nàn nhiều).
Màn hình - Camera
Các điện thoại Oppo thường được trang bị màn hình IPS với chất lượng hiển thị khá tốt, từ Find 5 trước đây cho đến N1 mới nhất này. Mới hôm qua chiếc N1 mình dùng nhận được bản cập nhật OTA và khác biệt có thể nhận thấy là máu sắc có phần đậm đà hơn trước (là chiếc 062 mà Tinh tế đã trên tay). Nếu bạn chơi Clash Of Clans trên nhiều thiết bị khác nhau thì sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ ràng về các loại màn hình. Với N1 mình thấy nó khá tương đồng về màu sắc với LG G2, chơi games không bị khó chịu như trên Z Ultra hay Note 3.
Màn hình của N1 là loại trắng xanh, thể hiện màu trắng khá tốt, dịu mắt. Màu đen của màn hình này không tốt, đặc biệt là trong bức hình hoa sen xanh nền đen dưới đây thì màu đen không phải đen tuyền như AMOLED mà có phần hơi sáng, bức hình cho thấy rõ sự khác biệt giữa viền đen và nền đen. Góc nhìn rộng là thế mạnh của IPS, chính vì thế góc nhìn trên N1 cũng rất tốt, màu sắc không thay đổi nhiều khi bạn nhìn chéo vào màn hình (với camera xoay và nhiều góc độ chụp khác nhau thì bạn cũng có nhiều trường hợp không nhìn trực diện vào màn hình).
Riêng về camera thì các anh bên Camera Tinh tế đã có bài nhận xét khá chi tiết mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Cảm nhận sơ bộ máy ảnh xoay lật của Oppo N1. Trước khi đi vào phần mình thích nhất là hệ điều hành của máy thì nói sơ qua về nhiệt độ cũng như thời lượng pin nhé:
Trong vòng 1 tuần sử dụng để viết bài đánh giá thì mình sử dụng máy như bình thường, không có thực hiện các bài kiểm tra test pin như vẫn làm. Như đã nói ở trên, việc sử dụng một chiếc điện thoại màn hình lớn làm cho bạn có thể tạm thời quên đi chiếc máy tính bảng của mình, với N1 việc lướt web, facebook khá thoải mái, chơi games ưa thích của mình là Clash Of Clans cũng không thấy khó chịu. Với các hạng mục chính là thế và với mức sử dụng như bình thường thì pin của Oppo N1 có thể trụ được hơn 6 tiếng (tổng thời gian mở màn hình, không liên tục). Đây là một mức tốt vì bình thường điện thoại mà có tổng thời gian mở màn hình vào khoảng 4 đến 5 tiếng là đã khá lắm rồi. Vỏ polycarbonate không nóng lắm, ngay cả khi chơi games liên tục trong thời gian dài.
Phần mềm - Hiệu năng sử dụng
Như đã nói ở đầu bài viết, tự sướng không phải là thế mạnh cũng như sở thích của mình. Cái mình thích trên Oppo N1 đó chính là những tính năng có sẵn của máy. Bỏ qua chuyện N1 là chiếc điện thoại sẽ được Cyanogen kết hợp cùng với Oppo để ra mắt phiên bản Cyanogenmod dành riêng, OS cài sẵn cũng đã rất nhiều thứ để sử dụng rồi.
Mình thích đơn giản, với N1 thì chỉ cần nhấp đúp 2 lần là mở màn hình và sử dụng được luôn (có thể tắt chế độ trượt để mở khoá), kéo tay mở khu vực "bàn cảm ứng" và vẽ vào 1 cử chỉ nào đó thế là phần mềm tương ứng được mở ra. Trong trường hợp bạn chỉ muốn chụp ảnh nhanh mà thì cũng không cần mở màn hình lên làm gì cả, chỉ cần vẽ 1 vòng tròn trên màn hình thì phần mềm camera sẽ tự động khởi chạy.
Oppo N1 có hỗ trợ nhiều thao tác cử chỉ và chuyển động, trong đó theo mình thì cái đáng giá nhất là Chạm hai lần để mở sáng màn hình - và Nhận cuộc gọi thông minh: có điện thoại tới thì chỉ cần đưa lên tai là nghe luôn, không phải nhấn trả lời hay trượt để trả lời.
Mình sẽ có một bài viết khác chi tiết hơn về các tính năng trên N1, trong khuôn khổ bài viết đánh giá này thì sẽ rất là dài. Các tính năng như: Quản lý năng lượng, Giám sát lưu lượng, Khóa ứng dụng, can thiệp vào ứng dụng chạy nền, chế độ 2 mật khẩu để bao vệ nội dung riêng tư, chặn cuộc gọi và tin nhắn... Thực sự thì Color OS có rất nhiều thứ hay ho cần nói đến.
Kết luận
Oppo N1 là một lựa chọn khá tốt dành cho người dùng đơn giản, đặc biệt là các bạn nữ với nhu cầu sử dụng là chủ yếu chứ không vọc vạch nhiều. Nếu có thể làm quen được với kích thước lớn thì việc sử dụng máy khá là thoải mái, bạn có một chất lượng phần cứng tốt, màn hình đẹp, camera tự sướng rất tốt cùng chế độ Beautify ăn đứt camera 360. Khi dùng Oppo N1 thì mình dường như quên đi việc root máy và rom cook, vì phiên bản phần mềm có sẵn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng rồi
Điểm mạnh
Phần cứng tốt, chắc chắn
Màn hình đẹp, góc nhìn rộng
Camera xoay linh hoạt
Trackpad sử dụng tốt
Thời lượng pin lâu
Phần mềm đầy đủ các tính năng mở rộng
Có hỗ trợ mở rộng bộ nhớ qua cable OTG
Điểm yếu
Kích thước lớn, cầm hơi nặng
Trackpad ở vị trí chưa phù hợp
Chất lượng camera chỉ ở mức vừa phải
Chưa bán rộng rãi tại VN
Phím chức năng (Power + volume) hơi nhỏ
Tự sướng là từ khoá của năm, còn Oppo N1 là chiếc điện thoại để tự sướng. Với N1 hình ảnh bạn tự chụp sẽ có nhiều góc độ hơn, có nhiều lựa chọn hơn chứ không chỉ gói gọn ở việc giơ máy, chu mỏ và chụp. N1 có camera xoay từ sau ra trước, độ phân giải 13MP do Sony cung cấp, có thể coi đây là chiếc điện thoại có camera trước để tự sướng độ phân giải cao nhất hiện nay.
Nhưng, không chỉ có thế, N1 còn có nhiều tính năng hấp dẫn khác để thu hút người dùng. Mình lại không phải là tín đồ của camera trước, cái mình thích ở chiếc điện thoại này chính là ở màn hình to, pin khá tốt và đặc biệt là những tính năng rất hay mà N1 được trang bị.
Camera xoay thì hầu như các bài về Oppo N1 gần đây đều nói tới rồi, giờ chúng ta sẽ bàn về thiết kế và chất lượng phần cứng của máy trước. Màn hình N1 có kích thước 5.9-inch, khá lớn giúp cho việc lướt web, chơi games hay coi film rất là thích. Dạo gần đây thì mình thường xuyên dùng điện thoại màn hình to như Z Ultra, Note 3 hay LG G2, vì thế cũng không quá khó chịu khi cầm đến chiếc N1 này, gần như có thể dùng chúng như một máy tính bảng nhỏ gọn và quên đi iPad mini hay Nexus 7.
Nhưng mặt trái là kích thước của máy vì thế cũng lớn hơn bình thường khá nhiều. Hai cạnh bên của màn hình được làm mỏng nhưng trên và dưới thì không, cũng vì ở trên là camera xoay nên nó cần có kích thước lớn, cùng với đó thì đối xứng ở cạnh dưới màn hình cũng phải có kích thước tương đương. Oppo đã tận dụng kích thước lớn này để đặt 3 phím cảm ứng truyền thống của Android vào đó, mặt trước trống hoàn toàn, không có logo hay tên máy. Thiết kế lớn này khiến bạn cầm trên tay hơi mỏi, cộng với việc máy nặng 213gr cũng làm ảnh hưởng khá nhiều.
Máy nặng một phần cũng vì khung hợp kim chắc chắn, nếu bạn đã xem nhiều video của Apple và HTC quảng cáo về cách mà họ sử dụng máy cắt laser để định hình khung kim loại cho sản phẩm của mình thì Oppo cũng làm tương tự như vậy. Sau khi đã có khung rồi thì mặt trước ốp màn hình và mặt sau là nắp lưng polycarbonate lớn, tất cả được gắn kết với nhau rất chắc chắn. Chính vì thế tuy kích thước lớn nhưng cầm N1 trên tay không thấy khó chịu, vỏ không ọp ẹp. Tất cả các miếng ghép được kết nối với nhau rất tốt và bạn khó có thể tìm ra khe hở giữa chúng. Việc camera xoay 206 độ mà Oppo vẫn ca ngợi là phải nghiên cứu rất lâu mới ra được con số 206 tuyệt vời đó thì thực ra liên quan một phần đến độ ổn định cũng như chất lượng phần cứng.
Nếu như cứ cho bạn xoay vòng vòng camera quay 1 trục thì rồi cũng đến 1 lúc nào đó dây cable ở trên trong sẽ bị vặn xoắn vào nhau, nhưng nếu chỉ cho quay 1 góc mở cố định nào đó rồi phải quay ngược lại thì cable sẽ không bị xoắn và cũng khó mà đứt được. Cụm camera này được hoàn thiện khá tốt, khít với khung viền. Nhiều người có lo lắng về việc xoay vặn như vầy sẽ không chắc chắn, nhưng như mình nói ở trên về vụ xoay 206 độ: khá khó để bạn có thể làm đứt dây kết nối ở trong. Còn bản thân cụm camera này xoay bằng trục nên cũng không dễ để hỏng, mình có thử cầm tay vào cụm camera và lắc toàn thân điện thoại (giống con lắc đồng hồ), sau nhiều lần làm thao tác này liên tục (trong 2 ngày) thì mình cũng chán và cụm camera thì vẫn như vậy, không có lỏng ra.
Với kích thước khá to 170.7 x 82.6 mm (to nhưng không dầy, độ mỏng đạt 9mm) thì gần như bạn sẽ luôn phải dùng 2 tay khi sử dụng máy, một tay giữ máy và 1 tay thao tác cảm ứng. Nhưng có một chi tiết mà bạn có thể tận dụng đó chính là khu vực cảm ứng ở mặt sau máy, tạm gọi là trackpad. Đây không phải là chiếc điện thoại Android đầu tiên được trang bị trackpad, nhưng nhờ giờ đây Android đã phát triển tốt hơn và hiện tại thì cấu hình cao cũng giúp cho trải nghiệm này khá là hay và thú vị. Trackpad của N1 hoạt động mượt mà, bạn có thể trượt lên xuống trong facebook, trượt lên xuống trong trình duyệt (Dolphin nhé), trượt qua trái, qua phải. Tất cả việc trượt 4 chiều đều hoạt động rất mượt mà, mình thích nhất là việc duyệt web bằng Dolphin và sử dụng trackpad này để duyệt nội dung. Tuy nhiên, Oppo đã để trackpad ở vị trí hơi thấp, nếu như nó được nâng cao hơn một chút thì dùng sẽ thoải mái hơn, vị trí hiện tại khiến bạn sẽ bị mỏi tay khi dùng lâu. Chính vì lí do mỏi tay mà bạn buộc phải thay đổi thói quen cầm điện thoại một chút, tốt nhất là dán thêm 1 miếng da ở mặt sau mà khoét lỗ ở trackpad này để định vị cho dễ.
Có vẻ như mới đầu N1 được thiết kế định hướng tới khách hàng là nữ, chính vì thế máy nhìn có phần nữ tính với các góc bo tròn mềm mại, và đặc biệt là camera xoay phục vụ nhu cầu tự chụp của chị em. Để sử dụng một chiếc máy có kích thước to như vầy thì tốt nhất là bạn nên trang bị thêm 1 tai nghe bluetooth, cũng không nên đút điện thoại trong túi quần mà nên để trong túi xách, balo hay cốp xe (chắc hẳn các bạn nữ sẽ làm việc này mà không phàn nàn nhiều).
Màn hình - Camera
Các điện thoại Oppo thường được trang bị màn hình IPS với chất lượng hiển thị khá tốt, từ Find 5 trước đây cho đến N1 mới nhất này. Mới hôm qua chiếc N1 mình dùng nhận được bản cập nhật OTA và khác biệt có thể nhận thấy là máu sắc có phần đậm đà hơn trước (là chiếc 062 mà Tinh tế đã trên tay). Nếu bạn chơi Clash Of Clans trên nhiều thiết bị khác nhau thì sẽ nhận thấy được sự khác biệt rõ ràng về các loại màn hình. Với N1 mình thấy nó khá tương đồng về màu sắc với LG G2, chơi games không bị khó chịu như trên Z Ultra hay Note 3.
Màn hình của N1 là loại trắng xanh, thể hiện màu trắng khá tốt, dịu mắt. Màu đen của màn hình này không tốt, đặc biệt là trong bức hình hoa sen xanh nền đen dưới đây thì màu đen không phải đen tuyền như AMOLED mà có phần hơi sáng, bức hình cho thấy rõ sự khác biệt giữa viền đen và nền đen. Góc nhìn rộng là thế mạnh của IPS, chính vì thế góc nhìn trên N1 cũng rất tốt, màu sắc không thay đổi nhiều khi bạn nhìn chéo vào màn hình (với camera xoay và nhiều góc độ chụp khác nhau thì bạn cũng có nhiều trường hợp không nhìn trực diện vào màn hình).
Riêng về camera thì các anh bên Camera Tinh tế đã có bài nhận xét khá chi tiết mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Cảm nhận sơ bộ máy ảnh xoay lật của Oppo N1. Trước khi đi vào phần mình thích nhất là hệ điều hành của máy thì nói sơ qua về nhiệt độ cũng như thời lượng pin nhé:
Trong vòng 1 tuần sử dụng để viết bài đánh giá thì mình sử dụng máy như bình thường, không có thực hiện các bài kiểm tra test pin như vẫn làm. Như đã nói ở trên, việc sử dụng một chiếc điện thoại màn hình lớn làm cho bạn có thể tạm thời quên đi chiếc máy tính bảng của mình, với N1 việc lướt web, facebook khá thoải mái, chơi games ưa thích của mình là Clash Of Clans cũng không thấy khó chịu. Với các hạng mục chính là thế và với mức sử dụng như bình thường thì pin của Oppo N1 có thể trụ được hơn 6 tiếng (tổng thời gian mở màn hình, không liên tục). Đây là một mức tốt vì bình thường điện thoại mà có tổng thời gian mở màn hình vào khoảng 4 đến 5 tiếng là đã khá lắm rồi. Vỏ polycarbonate không nóng lắm, ngay cả khi chơi games liên tục trong thời gian dài.
Phần mềm - Hiệu năng sử dụng
Như đã nói ở đầu bài viết, tự sướng không phải là thế mạnh cũng như sở thích của mình. Cái mình thích trên Oppo N1 đó chính là những tính năng có sẵn của máy. Bỏ qua chuyện N1 là chiếc điện thoại sẽ được Cyanogen kết hợp cùng với Oppo để ra mắt phiên bản Cyanogenmod dành riêng, OS cài sẵn cũng đã rất nhiều thứ để sử dụng rồi.
Mình thích đơn giản, với N1 thì chỉ cần nhấp đúp 2 lần là mở màn hình và sử dụng được luôn (có thể tắt chế độ trượt để mở khoá), kéo tay mở khu vực "bàn cảm ứng" và vẽ vào 1 cử chỉ nào đó thế là phần mềm tương ứng được mở ra. Trong trường hợp bạn chỉ muốn chụp ảnh nhanh mà thì cũng không cần mở màn hình lên làm gì cả, chỉ cần vẽ 1 vòng tròn trên màn hình thì phần mềm camera sẽ tự động khởi chạy.
Oppo N1 có hỗ trợ nhiều thao tác cử chỉ và chuyển động, trong đó theo mình thì cái đáng giá nhất là Chạm hai lần để mở sáng màn hình - và Nhận cuộc gọi thông minh: có điện thoại tới thì chỉ cần đưa lên tai là nghe luôn, không phải nhấn trả lời hay trượt để trả lời.
Mình sẽ có một bài viết khác chi tiết hơn về các tính năng trên N1, trong khuôn khổ bài viết đánh giá này thì sẽ rất là dài. Các tính năng như: Quản lý năng lượng, Giám sát lưu lượng, Khóa ứng dụng, can thiệp vào ứng dụng chạy nền, chế độ 2 mật khẩu để bao vệ nội dung riêng tư, chặn cuộc gọi và tin nhắn... Thực sự thì Color OS có rất nhiều thứ hay ho cần nói đến.
Kết luận
Oppo N1 là một lựa chọn khá tốt dành cho người dùng đơn giản, đặc biệt là các bạn nữ với nhu cầu sử dụng là chủ yếu chứ không vọc vạch nhiều. Nếu có thể làm quen được với kích thước lớn thì việc sử dụng máy khá là thoải mái, bạn có một chất lượng phần cứng tốt, màn hình đẹp, camera tự sướng rất tốt cùng chế độ Beautify ăn đứt camera 360. Khi dùng Oppo N1 thì mình dường như quên đi việc root máy và rom cook, vì phiên bản phần mềm có sẵn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng rồi
Điểm mạnh
Phần cứng tốt, chắc chắn
Màn hình đẹp, góc nhìn rộng
Camera xoay linh hoạt
Trackpad sử dụng tốt
Thời lượng pin lâu
Phần mềm đầy đủ các tính năng mở rộng
Có hỗ trợ mở rộng bộ nhớ qua cable OTG
Điểm yếu
Kích thước lớn, cầm hơi nặng
Trackpad ở vị trí chưa phù hợp
Chất lượng camera chỉ ở mức vừa phải
Chưa bán rộng rãi tại VN
Phím chức năng (Power + volume) hơi nhỏ