Đánh giá tablet Asus Memo Pad HD7: Chiếm lĩnh phân khúc giá rẻ
Mặc dù không thường xuyên phát hành smartphone nhưng Asus lại rất tích cực ra mắt các mẫu máy tính bảng mới, đặc biệt là ở phân khúc cỡ nhỏ 7 inch. Sau thành công vang dội của Nexus 7, sản phẩm hợp tác cùng Google, Asus đã trình làng thêm Memo Pad, Fonepad, Memo Pad HD7 rồi mới đây là Nexus 7 2013
Về mặt cấu hình phần cứng, Memo Pad HD7 được trang bị vi xử lý lõi tứ MediaTek MT8125 tốc độ 1,2 GHz cùng 1 GB RAM và màn hình IPS LCD 7 inch độ phân giải 800x1.280 pixel. Máy sở hữu tùy chọn bộ nhớ trong 8 hoặc 16 GB (có hỗ trợ mở rộng bằng thẻ nhớ microSD lên tối đa 32 GB). Đặc biệt, ngoài camera trước 1,2 MP, Memo Pad HD7 còn trang bị camera sau 5 MP. Bên cạnh đó, mẫu tablet này cũng chạy hệ điều hành Android 4.2 Jelly Bean, nguồn pin 3.890 mAh và hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11 b/g/n cùng Bluetooth 4.0.
Hiện nay, Memo Pad HD7 dù có mức giá khá tốt nhưng nó vẫn phải cạnh tranh với chính những anh em của mình. Người dùng có thể chọn mua tablet Nexus 7 xách tay phiên bản Wi-Fi 16 GB với mức giá khoảng 4,5 triệu đồng hoặc cao cấp hơn là Nexus 7 2013 hàng xách tay có giá trên 6 triệu đồng. Vậy liệu rằng Memo Pad HD7 có đủ sức hấp dẫn chúng ta hơn người tiền nhiệm Memo Pad hay Nexus 7 2012 hay không?
Thiết kế
Asus Memo Pad HD7 có thiết kế tổng thể khá tương đồng với Nexus 7 2012 từ vị trí đặt nút nguồn, cụm phím chỉnh âm lượng ở cạnh phải hay dải loa ngoài ở mặt sau. Tuy vậy, một thay đổi nhỏ là Asus đã chuyển jack cắm tai nghe và cổng microUSB lên đỉnh của thiết bị. Kích thước của Memo Pad HD7 nhìn chung cũng không được cải thiện nhiều khi máy dày tới 10,8 mm nhưng bù lại trọng lượng đã được lược giản rất tốt và chỉ còn nặng 302g so với “cân nặng” 340g của Nexus 7 2012.
Điểm khác biệt trong thiết kế dễ nhận thấy nhất giữa Memo Pad HD7 với Nexus 7 2012 và chiếc Memo Pad đời đầu là phần vỏ mặt sau. Trong khi Nexus 7 sử dụng vỏ nhựa cao su gồ ghề dạng chấm thì Asus Memo Pad HD7 lại sử dụng vỏ nhựa bóng hoặc nhựa nhám. Asus cho phép người dùng có thể lựa chọn phiên bản màu trắng, hồng và xanh đậm có vỏ nhựa bóng, còn các màu xanh dương và đen là vỏ nhựa nhám. Nếu như phiên bản vỏ nhựa nhám nhìn khá sang có cảm giác giả kim thì vỏ nhựa bóng ngược lại trông rẻ tiền và khá bám vân tay.
Bên cạnh đó, một nhược điểm khác là MeMo Pad HD7 sử dụng thiết kế 2 gờ “khúc khuỷu” ở phần cạnh viền nên tạo ra sự không liền mạch và gắn kết giữa mặt trước và mặt sau. Phần viền màn hình lớn cũng gợi nhớ tới những mẫu mã của các dòng sản phẩm đời 2012 trở về trước. Trong khi đó hiện nay, người dùng đang có xu hướng ưa chuộng phong cách viền màn hình mỏng của iPad mini hay Nexus 7 2013 vì nó đem đến một cảm nhận sang trọng hơn hẳn.
Tựu chung lại có thể thấy thiết kế của Memo Pad HD7 không mấy đặc sắc và có phần “hoài cổ”. Máy khá dày, thỉnh thoảng phát tiếng kêu nếu người dùng chẳng may siết tay cầm quá mạnh, phần cạnh viền và mặt sau cũng không được đánh giá cao và cảm giác có phần hơi trơn tay. Song với định hướng thuộc phân khúc giá rẻ, rõ ràng Asus không đặt nặng quá nhiều vào thiết kế sản phẩm, quan trọng hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về chất lượng màn hình và hiệu năng sử dụng thực tế của Memo Pad HD7.
Màn hình
Asus Memo Pad HD7 sở hữu màn hình IPS LCD 7 inch độ phân giải 800x1.280 pixel cho mật độ điểm ảnh đạt 216 ppi tương đương Nexus 7 2012. Màn hình của Memo Pad HD7 không vượt trội hơn so với Nexus 7 cũ nhưng lại là bước tiến lớn khi đặt cạnh chiếc Memo Pad (mật độ điểm ảnh 170 ppi) từng bị chê khá nhiều do độ sáng thấp và màu sắc nhợt nhạt.
Ngoài độ sắc nét được cải thiện thì Memo Pad HD7 cũng có sự nâng cấp về khả năng tái tạo màu. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng độ sáng màn hình trên Memo Pad HD7 vẫn tương đối thấp, các gam màu không được làm nổi bật một cách sống động như nhiều đối thủ 7 inch khác. Kết hợp với màn hình có độ bóng cao nên việc sử dụng HD7 ngoài trời nắng không thực sự tốt. Một nguyên nhân dẫn tới chất lượng hiển thị chưa cao của mẫu tablet này là để tiết kiệm chi phí, Asus vẫn phải tiếp tục sử dụng công nghệ màn hình cũ nghĩa là có một khoảng cách đáng kể giữa màn hình hiển thị và kính bảo vệ. Do đó nó khó có thể tạo được độ thật của hình ảnh trong quá trình sử dụng. 2 điểm trừ khác nữa là HD7 không có cảm biến ánh sáng và màn hình máy khá bám vân tay nên sau một thời gian ngắn sử dụng trông mặt trước của HD7 trở nên khá lem nhem.
Giao diện màn hình của HD7 nhìn chung khá đẹp và thân thiện. Máy cũng đi kèm với các ứng dụng quen thuộc của Asus như App Backup, App locker, AudioWizard và File Manager.
Dẫu vậy, đó là những nhận xét có phần hơi khắt khe dành cho HD7 bởi với tầm giá này việc nâng cấp độ phân giải màn hình đã là một việc làm đáng hoan nghênh của Asus rồi.
Camera
Asus Memo Pad HD7 sở hữu cả camera trước và sau với độ phân giải lần lượt là 1,2 và 5 megapixel. Tuy vậy camera sau của máy không hỗ trợ đèn flash LED. Bên cạnh đó, nhu cầu chụp hình bằng máy tính bảng thường không cao nên chúng ta vẫn sẽ ghi nhận camera 5 “chấm” là một bước tiến bộ tốt của HD7. Đặc biệt khi ứng dụng camera của máy được Asus ưu ái khá nhiều tính năng, người dùng có thể tự điều chỉnh ISO, bù sáng, cân bằng trắng, lấy nét, hay lựa chọn các chế độ chụp khác nhau như HDR, chụp nhiều ảnh liên tục, panorama, chụp đêm và bổ sung các bộ lọc màu khá đẹp.
Cùng sở hữu camera 5 “chấm” nhưng chất lượng ảnh chụp của MeMo Pad HD7 tốt hơn hẳn so với Nexus 7 2013. Mặc dù không thể tránh khỏi nhiễu nhưng ảnh chụp của HD7 trông khá đẹp, tổng thể ảnh có phần hơi tối nhưng màu sắc được hiển thị tự nhiên ở mức chi tiết chấp nhận được.
Hiệu năng
Asus Memo Pad HD7 chạy hệ điều hành Android 4.2.1 Jelly Bean khi xuất xưởng. Máy được trang bị chip xử lý (SoC) MediaTek MT8125 lõi tứ trên nền Cortex-A7 cho xung nhịp 1,2 GHz và nhân đồ họa PowerVR SGX 544MP1. Mặc dù chúng ta không mấy thiện cảm với MediaTek nhưng để giữ giá bán thấp, Asus đã quyết định sử dụng dòng chip Cortex-A7 có phần hơi lạc hậu so với các SoC của Qualcomm hiện nay. Tiến hành benchmark thì kết quả mà Memo Pad HD7 đạt được cũng chỉ ở mức trung bình với trên 13.000 điểm trên Antutu và gần 4.000 điểm Quadrant.
Tuy vậy, khi sử dụng thực tế, SoC MediaTek MT8125 cùng bộ nhớ RAM 1GB vẫn duy trì tốt hiệu suất của máy khi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như lướt web, chạy ứng dụng và chơi game. Memo Pad HD7 có thể phát trơn tru phim Full-HD, không bị giật hình và chơi được hầu hết các game 3D nặng như Dead Trigger, Asphalt 7 hay Modern Combat 4: Zero Hour. Song khi mở ứng dụng bạn vẫn sẽ cảm thấy rõ một độ trễ nhất định, trong khi đó thử sức với Modern Combat 4, đến các phân đoạn nhiều đối tượng cùng xuất hiện hay khói lửa dày đặc thì khung hình cũng bị khựng đôi chút.
Thời lượng pin
Thời lượng pin là một điểm cộng lớn dành cho tablet HD7. Theo hứa hẹn của Asus, viên pin 3.950 mAh (bằng với Nexus 7 2013) có thể giúp chiếc tablet này hoạt động liên tục trong 10 tiếng mới cần sạc lại pin. Thử nghiệm thực tế cũng cho thấy con số mà Asus đưa ra không phải chỉ mang tính quảng cáo. Memo Pad HD7 có thể phát video liên tục trong 8,5 giờ và chơi game 3D khoảng hơn 6 tiếng với độ sáng màn hình 70%. Chúng ta có thể thấy được khả năng quản lý năng lượng của con chip MediaTek là khá tích cực.
Kết luận
Asus Memo Pad HD7 đương nhiên là mẫu máy tính bảng giá rẻ tốt hơn hẳn so với người tiền nhiệm MeMo Pad. Tuy nhiên, băn khoăn của người dùng khi định bỏ ra trên dưới 4 triệu đồng để mua tablet HD7 là liệu nó có tốt bằng chiếc Nexus 7 2012 hay không. Nhìn chung về mặt hiệu năng, chúng ta có thể tạm hài lòng về HD7 vì nó cũng gần tương đương so với Nexus 7 2012.
Đánh giá tablet Asus Memo Pad HD7: Chiếm lĩnh phân khúc giá rẻ
Ưu điểm của Memo Pad HD7 trước Nexus 7 2012:
- Giá rẻ hơn
- Nhẹ
- Camera sau 5 megapixel
- Hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD
Nhược điểm:
- Thiết kế chưa tốt, chất liệu vỏ có phần “đi xuống”
- Màn hình độ sáng thấp, màu sắc không sống động
- Chạy phiên bản Android cũ hơn
Rõ ràng những ưu điểm của HD7 chưa thể khỏa lấp hết những nhược điểm của máy khi đặt cạnh Nexus 7 2012. Tuy vậy, nếu chỉ có thể bỏ ra tối đa khoảng 4 triệu đồng thì Asus Memo Pad HD7 cũng là một lựa chọn không tồi với người dùng. Còn nếu tình hình tài chính dư giả hơn một chút, lời khuyên của chúng tôi là bạn vẫn nên tậu cho mình chiếc Nexus 7 2012.
Mặc dù không thường xuyên phát hành smartphone nhưng Asus lại rất tích cực ra mắt các mẫu máy tính bảng mới, đặc biệt là ở phân khúc cỡ nhỏ 7 inch. Sau thành công vang dội của Nexus 7, sản phẩm hợp tác cùng Google, Asus đã trình làng thêm Memo Pad, Fonepad, Memo Pad HD7 rồi mới đây là Nexus 7 2013
Về mặt cấu hình phần cứng, Memo Pad HD7 được trang bị vi xử lý lõi tứ MediaTek MT8125 tốc độ 1,2 GHz cùng 1 GB RAM và màn hình IPS LCD 7 inch độ phân giải 800x1.280 pixel. Máy sở hữu tùy chọn bộ nhớ trong 8 hoặc 16 GB (có hỗ trợ mở rộng bằng thẻ nhớ microSD lên tối đa 32 GB). Đặc biệt, ngoài camera trước 1,2 MP, Memo Pad HD7 còn trang bị camera sau 5 MP. Bên cạnh đó, mẫu tablet này cũng chạy hệ điều hành Android 4.2 Jelly Bean, nguồn pin 3.890 mAh và hỗ trợ kết nối Wi-Fi 802.11 b/g/n cùng Bluetooth 4.0.
Hiện nay, Memo Pad HD7 dù có mức giá khá tốt nhưng nó vẫn phải cạnh tranh với chính những anh em của mình. Người dùng có thể chọn mua tablet Nexus 7 xách tay phiên bản Wi-Fi 16 GB với mức giá khoảng 4,5 triệu đồng hoặc cao cấp hơn là Nexus 7 2013 hàng xách tay có giá trên 6 triệu đồng. Vậy liệu rằng Memo Pad HD7 có đủ sức hấp dẫn chúng ta hơn người tiền nhiệm Memo Pad hay Nexus 7 2012 hay không?
Thiết kế
Asus Memo Pad HD7 có thiết kế tổng thể khá tương đồng với Nexus 7 2012 từ vị trí đặt nút nguồn, cụm phím chỉnh âm lượng ở cạnh phải hay dải loa ngoài ở mặt sau. Tuy vậy, một thay đổi nhỏ là Asus đã chuyển jack cắm tai nghe và cổng microUSB lên đỉnh của thiết bị. Kích thước của Memo Pad HD7 nhìn chung cũng không được cải thiện nhiều khi máy dày tới 10,8 mm nhưng bù lại trọng lượng đã được lược giản rất tốt và chỉ còn nặng 302g so với “cân nặng” 340g của Nexus 7 2012.
Điểm khác biệt trong thiết kế dễ nhận thấy nhất giữa Memo Pad HD7 với Nexus 7 2012 và chiếc Memo Pad đời đầu là phần vỏ mặt sau. Trong khi Nexus 7 sử dụng vỏ nhựa cao su gồ ghề dạng chấm thì Asus Memo Pad HD7 lại sử dụng vỏ nhựa bóng hoặc nhựa nhám. Asus cho phép người dùng có thể lựa chọn phiên bản màu trắng, hồng và xanh đậm có vỏ nhựa bóng, còn các màu xanh dương và đen là vỏ nhựa nhám. Nếu như phiên bản vỏ nhựa nhám nhìn khá sang có cảm giác giả kim thì vỏ nhựa bóng ngược lại trông rẻ tiền và khá bám vân tay.
Bên cạnh đó, một nhược điểm khác là MeMo Pad HD7 sử dụng thiết kế 2 gờ “khúc khuỷu” ở phần cạnh viền nên tạo ra sự không liền mạch và gắn kết giữa mặt trước và mặt sau. Phần viền màn hình lớn cũng gợi nhớ tới những mẫu mã của các dòng sản phẩm đời 2012 trở về trước. Trong khi đó hiện nay, người dùng đang có xu hướng ưa chuộng phong cách viền màn hình mỏng của iPad mini hay Nexus 7 2013 vì nó đem đến một cảm nhận sang trọng hơn hẳn.
Tựu chung lại có thể thấy thiết kế của Memo Pad HD7 không mấy đặc sắc và có phần “hoài cổ”. Máy khá dày, thỉnh thoảng phát tiếng kêu nếu người dùng chẳng may siết tay cầm quá mạnh, phần cạnh viền và mặt sau cũng không được đánh giá cao và cảm giác có phần hơi trơn tay. Song với định hướng thuộc phân khúc giá rẻ, rõ ràng Asus không đặt nặng quá nhiều vào thiết kế sản phẩm, quan trọng hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về chất lượng màn hình và hiệu năng sử dụng thực tế của Memo Pad HD7.
Màn hình
Asus Memo Pad HD7 sở hữu màn hình IPS LCD 7 inch độ phân giải 800x1.280 pixel cho mật độ điểm ảnh đạt 216 ppi tương đương Nexus 7 2012. Màn hình của Memo Pad HD7 không vượt trội hơn so với Nexus 7 cũ nhưng lại là bước tiến lớn khi đặt cạnh chiếc Memo Pad (mật độ điểm ảnh 170 ppi) từng bị chê khá nhiều do độ sáng thấp và màu sắc nhợt nhạt.
Ngoài độ sắc nét được cải thiện thì Memo Pad HD7 cũng có sự nâng cấp về khả năng tái tạo màu. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng độ sáng màn hình trên Memo Pad HD7 vẫn tương đối thấp, các gam màu không được làm nổi bật một cách sống động như nhiều đối thủ 7 inch khác. Kết hợp với màn hình có độ bóng cao nên việc sử dụng HD7 ngoài trời nắng không thực sự tốt. Một nguyên nhân dẫn tới chất lượng hiển thị chưa cao của mẫu tablet này là để tiết kiệm chi phí, Asus vẫn phải tiếp tục sử dụng công nghệ màn hình cũ nghĩa là có một khoảng cách đáng kể giữa màn hình hiển thị và kính bảo vệ. Do đó nó khó có thể tạo được độ thật của hình ảnh trong quá trình sử dụng. 2 điểm trừ khác nữa là HD7 không có cảm biến ánh sáng và màn hình máy khá bám vân tay nên sau một thời gian ngắn sử dụng trông mặt trước của HD7 trở nên khá lem nhem.
Giao diện màn hình của HD7 nhìn chung khá đẹp và thân thiện. Máy cũng đi kèm với các ứng dụng quen thuộc của Asus như App Backup, App locker, AudioWizard và File Manager.
Dẫu vậy, đó là những nhận xét có phần hơi khắt khe dành cho HD7 bởi với tầm giá này việc nâng cấp độ phân giải màn hình đã là một việc làm đáng hoan nghênh của Asus rồi.
Camera
Asus Memo Pad HD7 sở hữu cả camera trước và sau với độ phân giải lần lượt là 1,2 và 5 megapixel. Tuy vậy camera sau của máy không hỗ trợ đèn flash LED. Bên cạnh đó, nhu cầu chụp hình bằng máy tính bảng thường không cao nên chúng ta vẫn sẽ ghi nhận camera 5 “chấm” là một bước tiến bộ tốt của HD7. Đặc biệt khi ứng dụng camera của máy được Asus ưu ái khá nhiều tính năng, người dùng có thể tự điều chỉnh ISO, bù sáng, cân bằng trắng, lấy nét, hay lựa chọn các chế độ chụp khác nhau như HDR, chụp nhiều ảnh liên tục, panorama, chụp đêm và bổ sung các bộ lọc màu khá đẹp.
Cùng sở hữu camera 5 “chấm” nhưng chất lượng ảnh chụp của MeMo Pad HD7 tốt hơn hẳn so với Nexus 7 2013. Mặc dù không thể tránh khỏi nhiễu nhưng ảnh chụp của HD7 trông khá đẹp, tổng thể ảnh có phần hơi tối nhưng màu sắc được hiển thị tự nhiên ở mức chi tiết chấp nhận được.
ảnh chụp từ camera sau của tablet Asus Memo Pad HD7.
Hiệu năng
Asus Memo Pad HD7 chạy hệ điều hành Android 4.2.1 Jelly Bean khi xuất xưởng. Máy được trang bị chip xử lý (SoC) MediaTek MT8125 lõi tứ trên nền Cortex-A7 cho xung nhịp 1,2 GHz và nhân đồ họa PowerVR SGX 544MP1. Mặc dù chúng ta không mấy thiện cảm với MediaTek nhưng để giữ giá bán thấp, Asus đã quyết định sử dụng dòng chip Cortex-A7 có phần hơi lạc hậu so với các SoC của Qualcomm hiện nay. Tiến hành benchmark thì kết quả mà Memo Pad HD7 đạt được cũng chỉ ở mức trung bình với trên 13.000 điểm trên Antutu và gần 4.000 điểm Quadrant.
Tuy vậy, khi sử dụng thực tế, SoC MediaTek MT8125 cùng bộ nhớ RAM 1GB vẫn duy trì tốt hiệu suất của máy khi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như lướt web, chạy ứng dụng và chơi game. Memo Pad HD7 có thể phát trơn tru phim Full-HD, không bị giật hình và chơi được hầu hết các game 3D nặng như Dead Trigger, Asphalt 7 hay Modern Combat 4: Zero Hour. Song khi mở ứng dụng bạn vẫn sẽ cảm thấy rõ một độ trễ nhất định, trong khi đó thử sức với Modern Combat 4, đến các phân đoạn nhiều đối tượng cùng xuất hiện hay khói lửa dày đặc thì khung hình cũng bị khựng đôi chút.
Thời lượng pin
Thời lượng pin là một điểm cộng lớn dành cho tablet HD7. Theo hứa hẹn của Asus, viên pin 3.950 mAh (bằng với Nexus 7 2013) có thể giúp chiếc tablet này hoạt động liên tục trong 10 tiếng mới cần sạc lại pin. Thử nghiệm thực tế cũng cho thấy con số mà Asus đưa ra không phải chỉ mang tính quảng cáo. Memo Pad HD7 có thể phát video liên tục trong 8,5 giờ và chơi game 3D khoảng hơn 6 tiếng với độ sáng màn hình 70%. Chúng ta có thể thấy được khả năng quản lý năng lượng của con chip MediaTek là khá tích cực.
Kết luận
Asus Memo Pad HD7 đương nhiên là mẫu máy tính bảng giá rẻ tốt hơn hẳn so với người tiền nhiệm MeMo Pad. Tuy nhiên, băn khoăn của người dùng khi định bỏ ra trên dưới 4 triệu đồng để mua tablet HD7 là liệu nó có tốt bằng chiếc Nexus 7 2012 hay không. Nhìn chung về mặt hiệu năng, chúng ta có thể tạm hài lòng về HD7 vì nó cũng gần tương đương so với Nexus 7 2012.
Đánh giá tablet Asus Memo Pad HD7: Chiếm lĩnh phân khúc giá rẻ
Ưu điểm của Memo Pad HD7 trước Nexus 7 2012:
- Giá rẻ hơn
- Nhẹ
- Camera sau 5 megapixel
- Hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD
Nhược điểm:
- Thiết kế chưa tốt, chất liệu vỏ có phần “đi xuống”
- Màn hình độ sáng thấp, màu sắc không sống động
- Chạy phiên bản Android cũ hơn
Rõ ràng những ưu điểm của HD7 chưa thể khỏa lấp hết những nhược điểm của máy khi đặt cạnh Nexus 7 2012. Tuy vậy, nếu chỉ có thể bỏ ra tối đa khoảng 4 triệu đồng thì Asus Memo Pad HD7 cũng là một lựa chọn không tồi với người dùng. Còn nếu tình hình tài chính dư giả hơn một chút, lời khuyên của chúng tôi là bạn vẫn nên tậu cho mình chiếc Nexus 7 2012.
Nguồn:Genk