Q-Smart Dream EIII: Mỏng, mạnh và đẳng cấp
Nằm trong phân khúc tầm trung dưới 6 triệu đồng, Q-Smart Dream EIII nổi bật với màn hình HD sắc nét, chip lõi tứ 1.2 GHz và camera 8.0 MP và đặc biệt nó có độ mỏng chỉ 7,52 mm.
Thiết kế
Có thể nói Dream EIII là mẫu thiết kế đẹp nhất trong họ Dream hiện nay của Q-Smart. Vẫn kiểu thiết kế phẳng giản đơn với các góc được bo tròn nhẹ tinh tế, vẫn mặt trước và nắp lưng tràn lề, được trau chuốt kỹ tạo cảm giác liền khối ấn tượng, song Dream EIII nổi bật bởi độ mỏng của nó, chỉ 7,52 mm.
Phong cách tối giản thể hiện rõ nét ở việc chỉ có hai phím cứng duy nhất hiện diện ở cạnh phải Dream EIII, trong khi các phím điều khiển đều cảm ứng. Mặt trước phủ kính và viền kim loại xám chung quanh dễ liên tưởng EIII với iPhone 5S.
Tất cả khuôn mẫu thiết kế này mang đến cho Q-Smart Dream EIII cái nhìn hút mắt, khó có thể nhận định rằng là đây là một chiếc smartphone tầm trung.
Màn hình Sharp 4.7 inch HD
Màn hình của Dream EIII khá thuyết phục. Tuy không được trang bị cao cấp như mẫu Dream SI, nhưng với công nghệ Sharp LCM 500 Brightness, độ phân giải HD 720x1280 pixels cùng kích thước 4,7 inches là một trang bị tương đối hấp dẫn. Thực tế sử dụng cho thấy màn hình Dream EIII hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trình diễn nội dung số với khả năng hiển thị hình ảnh khá tốt. Ở độ phân giải này, mắt thường cũng rất khó nhận biết được các khiếm khuyết hình ảnh nếu có.
Độ sáng và độ trong của màn hình Dream EIII cũng được đánh giá tốt. Bạn hoàn toàn có thể nhìn rõ nội dung hiển thị trên màn hình ngay cả khi sử dụng máy trong lúc nắng gắt – điều kiện sử dụng mà không phải bất cứ chiếc smartphone nào dù là cao cấp cũng có thể đáp ứng.
Chỉ có một khuyết điểm nhỏ là chế độ tự động điều chỉnh độ sáng màn hình chưa hợp lý. Thường để nhìn rõ nhất bạn phải tăng thêm 20% độ sáng so với độ sáng tiêu chuẩn mà máy tự cân bằng. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là khuyết điểm màn hình của Dream EIII, mà là chế độ cân bằng độ sáng hơi thấp của nền tảng Android hiện nay, phần nào giúp máy tiết kiệm năng lượng tốt nhất thông qua việc tự động cân chỉnh độ sáng vừa đủ để nhìn. Bạn cũng có thể tắt chế độ tự cân bằng sáng nếu muốn.
Chip lõi tứ 1.2 GHz, RAM 1GB
Cùng với màn hình, hiệu năng xử lý chính là chi tiết nổi bật của dòng Dream mà Q-Smart mang đến cho người dùng.
Dream EIII được trang bị chip xử lý lõi tứ dựa trên kiến trúc ARMv7, xung nhịp 1.2 GHz cùng bộ nhớ RAM 1GB công nghệ LPDDR2. Xét về mặt trang bị, đây vẫn chưa là trang bị phần cứng cao cấp nhất, nhưng trong tầm giá dưới 6 triệu, đây là model trang bị được cấu hình mạnh mẽ hiện nay. Trang bị phần cứng này hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu xử lý đa nhiệm của người dùng. Kết hợp với chip đồ họa PowerVR SGX 544, nhu cầu chơi game, xem phim độ nét, duyệt ảnh phức tạp… cũng có thể xếp vào danh sách tính năng hỗ trợ của Q-Smart Dream EIII.
Áp vào thực tế sử dụng, với nền tảng Android 4.2 Jelly Bean đã được tuỳ biến lại giao diện, Dream EIII hoạt động khá mướt. Ngay cả khi nhóm thử nghiệm mở khá nhiều ứng dụng chạy nền, bật cả chế độ ảnh nền động cũng không gặp hiện tượng lag trong quá trình sử dụng thông thường.
Thử nghiệm xem phim HD trên máy cũng khá trôi chảy với cả hai chế độ xử lý hình ảnh bằng phần cứng và phần mềm. Các thao tác qua nhanh, tua lại, ứng dụng xem phim có thể tức thời phát tiếp phần nội dung mà bạn muốn xem. Đặc biệt, ứng dụng xem video mặc định của máy cho phép bạn bật chế độ PIP (Picture in Picture) – thu nhỏ cửa sổ phát video để bạn vừa có thể xem phim, vừa có thể thao tác các ứng dụng đơn giản khác như duyệt email, facebook, nhắn tin…
Thử nghiệm với game cũng mang lại ấn tượng tốt. Theo điểm Benchmark với phần mềm 3Dmark, Q-Smart EIII đạt 3.177 điểm với chế độ test ở độ phân giải HD chuẩn theo màn hình. Đạt 45,3 khung ảnh/giây khi test khả năng dựng hình 3D với NenaMark2 và 2.179 điểm với AnTuTu 3Drating Benchmark.
Nằm trong phân khúc tầm trung dưới 6 triệu đồng, Q-Smart Dream EIII nổi bật với màn hình HD sắc nét, chip lõi tứ 1.2 GHz và camera 8.0 MP và đặc biệt nó có độ mỏng chỉ 7,52 mm.
Thiết kế
Có thể nói Dream EIII là mẫu thiết kế đẹp nhất trong họ Dream hiện nay của Q-Smart. Vẫn kiểu thiết kế phẳng giản đơn với các góc được bo tròn nhẹ tinh tế, vẫn mặt trước và nắp lưng tràn lề, được trau chuốt kỹ tạo cảm giác liền khối ấn tượng, song Dream EIII nổi bật bởi độ mỏng của nó, chỉ 7,52 mm.
Phong cách tối giản thể hiện rõ nét ở việc chỉ có hai phím cứng duy nhất hiện diện ở cạnh phải Dream EIII, trong khi các phím điều khiển đều cảm ứng. Mặt trước phủ kính và viền kim loại xám chung quanh dễ liên tưởng EIII với iPhone 5S.
Tất cả khuôn mẫu thiết kế này mang đến cho Q-Smart Dream EIII cái nhìn hút mắt, khó có thể nhận định rằng là đây là một chiếc smartphone tầm trung.
Màn hình Sharp 4.7 inch HD
Màn hình của Dream EIII khá thuyết phục. Tuy không được trang bị cao cấp như mẫu Dream SI, nhưng với công nghệ Sharp LCM 500 Brightness, độ phân giải HD 720x1280 pixels cùng kích thước 4,7 inches là một trang bị tương đối hấp dẫn. Thực tế sử dụng cho thấy màn hình Dream EIII hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trình diễn nội dung số với khả năng hiển thị hình ảnh khá tốt. Ở độ phân giải này, mắt thường cũng rất khó nhận biết được các khiếm khuyết hình ảnh nếu có.
Độ sáng và độ trong của màn hình Dream EIII cũng được đánh giá tốt. Bạn hoàn toàn có thể nhìn rõ nội dung hiển thị trên màn hình ngay cả khi sử dụng máy trong lúc nắng gắt – điều kiện sử dụng mà không phải bất cứ chiếc smartphone nào dù là cao cấp cũng có thể đáp ứng.
Chỉ có một khuyết điểm nhỏ là chế độ tự động điều chỉnh độ sáng màn hình chưa hợp lý. Thường để nhìn rõ nhất bạn phải tăng thêm 20% độ sáng so với độ sáng tiêu chuẩn mà máy tự cân bằng. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là khuyết điểm màn hình của Dream EIII, mà là chế độ cân bằng độ sáng hơi thấp của nền tảng Android hiện nay, phần nào giúp máy tiết kiệm năng lượng tốt nhất thông qua việc tự động cân chỉnh độ sáng vừa đủ để nhìn. Bạn cũng có thể tắt chế độ tự cân bằng sáng nếu muốn.
Chip lõi tứ 1.2 GHz, RAM 1GB
Cùng với màn hình, hiệu năng xử lý chính là chi tiết nổi bật của dòng Dream mà Q-Smart mang đến cho người dùng.
Dream EIII được trang bị chip xử lý lõi tứ dựa trên kiến trúc ARMv7, xung nhịp 1.2 GHz cùng bộ nhớ RAM 1GB công nghệ LPDDR2. Xét về mặt trang bị, đây vẫn chưa là trang bị phần cứng cao cấp nhất, nhưng trong tầm giá dưới 6 triệu, đây là model trang bị được cấu hình mạnh mẽ hiện nay. Trang bị phần cứng này hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu xử lý đa nhiệm của người dùng. Kết hợp với chip đồ họa PowerVR SGX 544, nhu cầu chơi game, xem phim độ nét, duyệt ảnh phức tạp… cũng có thể xếp vào danh sách tính năng hỗ trợ của Q-Smart Dream EIII.
Áp vào thực tế sử dụng, với nền tảng Android 4.2 Jelly Bean đã được tuỳ biến lại giao diện, Dream EIII hoạt động khá mướt. Ngay cả khi nhóm thử nghiệm mở khá nhiều ứng dụng chạy nền, bật cả chế độ ảnh nền động cũng không gặp hiện tượng lag trong quá trình sử dụng thông thường.
Thử nghiệm xem phim HD trên máy cũng khá trôi chảy với cả hai chế độ xử lý hình ảnh bằng phần cứng và phần mềm. Các thao tác qua nhanh, tua lại, ứng dụng xem phim có thể tức thời phát tiếp phần nội dung mà bạn muốn xem. Đặc biệt, ứng dụng xem video mặc định của máy cho phép bạn bật chế độ PIP (Picture in Picture) – thu nhỏ cửa sổ phát video để bạn vừa có thể xem phim, vừa có thể thao tác các ứng dụng đơn giản khác như duyệt email, facebook, nhắn tin…
Thử nghiệm với game cũng mang lại ấn tượng tốt. Theo điểm Benchmark với phần mềm 3Dmark, Q-Smart EIII đạt 3.177 điểm với chế độ test ở độ phân giải HD chuẩn theo màn hình. Đạt 45,3 khung ảnh/giây khi test khả năng dựng hình 3D với NenaMark2 và 2.179 điểm với AnTuTu 3Drating Benchmark.