Smartphone Sailfish: Nền tảng mới có gì đột phá?
Vừa qua, Jolla (nhóm phát triển với nòng cốt là các nhân viên cũ của Nokia) đã công bố smartphone đầu tiên chạy hệ điều hành Sailfish (hệ điều hành mã nguồn mở được xây dựng dựa trên Mer, một nhánh của hệ điều hành MeeGo và sử dụng framework Nemo với giao diện người dùng đã được tùy biến) tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Giống với các hệ điều hành nền Linux khác, Sailfish hỗ trợ cả thiết bị dùng chip ARM lẫn x86. Nhiều khả năng, mẫu điện thoại mới này sẽ có tên gọi chính thức là Jolla.
Cách đây vài tháng, CEO của Jolla, Marc Dillon, đã tóm tắt về cuộc chiến hệ điều hành di động một cách chính xác nhất trong bài phát biểu tại MWC. Nhắc tới Firefox, Ubuntu và Sailfish, ông nói: “Nếu chúng ta sắp sửa cạnh tranh, thì chúng ta đã thắng rồi, bởi vì cuộc cạnh tranh này là để nhằm tạo ra sự đa dạng trong khu vườn đang bị bao bọc bởi bốn bức tường hiện thời và bởi một vài hệ sinh thái sẵn có… Sự đa dạng là thứ tạo ra đột phá”. Vậy liệu có đúng là Jolla đã tạo ra một sản phẩm hoàn toàn đột phá và mới lạ hay không. Dưới đây là những cảm nhận ban đầu về chiếc điện thoại mới vừa trình làng của hãng và tạm đặt tên là “Jolla”.
Phần cứng
Về cấu hình, smartphone Jolla sẽ được trang bị vi xử lý hai nhân chưa rõ tốc độ cùng màn hình cảm ứng 4,5 inch độ phân giải 720p. Camera sau của chiếc điện thoại này sẽ có độ phân giải 8 megapixel được hỗ trợ bởi đèn flash. Trong khi đó, bộ nhớ trong của máy sẽ có dung lượng 16 GB đồng thời có thể mở rộng được thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Được biết, smartphone chạy hệ điều hành Sailfish đầu tiên này sẽ có thể tháo rời được pin.
Thiết kế
Cấu hình phần cứng không hoàn toàn là điểm được quan tâm hàng đầu đối với một sản phẩm mới mẻ như Jolla. Quan trọng hơn đó là kiểu dáng thiết kế và bộ lõi hệ điều hành bên trong.
Trước tiên, Jolla đã gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với thiết kế dạng “hai mảnh” ghép vào nhau. Máy được làm hoàn toàn bằng nhựa. Phần vỏ mặt sau đóng vai trò như nắp lưng ốp khít với toàn bộ phần mặt trước. Nắp sau này có khá nhiều tùy chọn về màu sắc như xanh cốm, trắng, da cam hay xanh ngọc. Trong khi đó, nửa chính của thiết bị có màu đen sẽ chứa các linh kiện chủ chốt như màn hình, bộ xử lý, camera, pin… Nhìn từ mặt sau có cảm giác Jolla được ghép lại từ 2 tấm nhựa dày vậy.
Điểm đặc biệt thứ 2 là phần mặt trước của máy hoàn toàn không sở hữu phím cứng hoặc phím cảm ứng điện dung. Sau khi mở máy bạn cũng sẽ thấy trên màn hình của Jolla không có phím ảo một số smartphone chạy Android. Mọi thao tác với hệ điều hành Sailfish đều dùng cử chỉ tay để chuyển hướng. Đây là một trong những nét mới khá hay mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo của bài viết này.
Trở lại với thiết kế của Jolla, nhìn từ mặt trước máy có kiểu dáng khá vuông vắn gần giống các thiết bị Lumia của Nokia. Tuy nhiên, chúng tôi có hơi thất vọng bởi ở góc độ này, Jolla không toát lên được vẻ đẹp sang trọng bởi một phần do máy có phần rìa màn hình rất dày. Ngay cả phần rìa dưới màn hình mặc dù không có phím bấm nhưng diện tích trống cũng tương đối lớn.
Hệ điều hành
Vào thời điểm hiện tại, khi mà các nền tảng mới như Ubuntu, WebOS hay Firefox OS đều chưa nhận được sự đánh giá cao khi mới ra mắt, do đó nhiều người cũng không đặt kỳ vọng lớn vào tân binh Jolla. Những hệ điều hành kia thực sự chưa thể gọi là đột phá do vẫn vay mượn khá nhiều ý tưởng của Android hay iOS, những gã khổng lồ thực sự của ngành di động.
Tuy nhiên, những trải nghiệm ban đầu với Sailfish được cho là "MeeGo tái sinh" của Jolla thực sự mang lại cho tôi nhiều điều thú vị. Phải nói rằng Sailfish có được sự mượt mà của Windows Phone, chạy đa nhiệm rất tốt giống Android và hỗ trợ điều hướng bằng thao tác tay thậm chí tuyệt vời hơn cả Ubuntu.
Đúng như vậy, cảm giác lướt qua lại, kéo lên/kéo xuống trên màn hình của điện thoại Jolla cực kỳ trơn tru đúng như những gì tôi đã trải nghiệm với hệ điều hành Windows Phone. Theo dự đoán, Jolla chỉ sở hữu chip lõi kép và khoảng 1 GB RAM, cấu hình bình dân so với Android, nhưng có lẽ giống như hệ điều hành di động của Microsoft, máy không cần quá mạnh để có thể chạy mượt Sailfish.
Vì không hỗ trợ bộ phím cơ bản Back, Home, Menu như Android nên mọi thao tác trên Jolla đều chỉ thực hiện thông qua cử chỉ tay. Trước tiên, để mở màn hình, bạn có thể dùng nút nguồn hoặc đơn giản hơn là gõ 2 lần (tính năng này hứa hẹn sẽ có mặt trong bản cập nhật mới của hệ điều hành Windows Phone dành cho các thiết bị Nokia Lumia). Khi màn hình bật sáng, giao diện đầu tiên bạn bắt gặp là màn hình khóa của Jolla. Trên màn hình khóa, bạn sẽ thấy tất cả các thông tin cơ bản ngoài ngày giờ như có bao nhiêu tin nhắn đến, mail, cuộc gọi nhỡ… Trượt lên một chút, màn hình tiếp tục hiển thị thời lượng pin và tình trạng sóng. Kết thúc một hành trình trượt, bạn đã mở khóa màn hình và truy cập được vào màn hình Home của Jolla.
Ở màn hình Home, phía dưới cùng có một thanh tab sẽ chứa các ứng dụng cơ bản như trình gọi điện, tin nhắn, camera và trình duyệt web. Tiếp tục trượt từ dưới lên trên bạn sẽ truy cập được vào menu chứa các ứng dụng của máy. Menu này được thiết kế 4 cột và nhiều hàng, người dùng sẽ trượt cho tới khi hết ứng dụng. Nếu muốn quay về màn hình Home bạn cũng chỉ cần trượt nhẹ từ dưới lên.
Vậy màn hình Home sẽ chỉ chứa mỗi thanh tab thôi sao? Câu trả lời là màn hình chủ của hệ điều hành Sailfish được thiết kế như một trình quản lý task hay nói nôm na là nơi quản lý ứng dụng đa nhiệm như Android. Các ứng dụng được thu nhỏ sẽ xuất hiện dưới dạng các card trên màn hình home và vẫn tiếp tục chạy ngầm cho thấy Sailfish hỗ trợ đa nhiệm đúng nghĩa. Bạn truy cập bất cứ ứng dụng nào thì một cửa sổ nhỏ đại diện của ứng dụng đấy sẽ hiện lên màn hình Home. Lúc nào muốn truy cập lại bạn chỉ việc nhấn chọn và sẽ được đưa thẳng tới vị trí đã vào liền trước đó của ứng dụng.
Nếu muốn thoát hẳn ứng dụng bạn có thể nhấn giữ và chọn dấu “X” để xóa. Lập trình viên có thể tùy biến các card này để hiển thị 1 giao diện người dùng với thông tin và các điều khiển theo thời gian thực. Ví dụ như card dành cho ứng dụng danh bạ sẽ chứa các thông tin như ảnh đại diện của bạn bè, card cho ứng dụng nhạc sẽ hiển thị thông tin về bài hát cũng như các nút điều khiển chạy nhạc, pause, next bài... Nói chính xác hơn có thể thấy các card nhỏ này đóng vai trò là cửa sổ đa nhiệm nhưng cũng giống như các widget của Android vậy. Bạn vẫn có thể chuyển bài hát, bật/tắt kết nối mạng, xem ảnh hay xem thông báo mới từ mạng xã hội.
Bên trong 1 ứng dụng, bạn kéo từ bên mép phải màn hình sang trái sẽ giúp xem qua được các thông báo vốn hiển thị ở màn hình khóa máy. Quét tiếp sang trái giúp bạn quay lại màn hình home. Trong khi đó, nếu trượt ngược lại từ trái sang phải sẽ có chức năng giống nút Back cho phép bạn quay lại mục vừa truy cập ngay trước đó của ứng dụng.
Kết luận
Còn quá sớm để kết luận sự thành bại của hệ điều hành Sailfish bởi smartphone Jolla mới chỉ là sản phẩm đầu tiên sử dụng nền tảng này. Tuy nhiên, những trải nghiệm ban đầu đang cho thấy đây thực sự là một nền tảng đầy hứa hẹn, đơn giản và dễ sử dụng. Không chỉ bởi sự mượt mà hay khả năng điều khiển theo cử chỉ tay mà quan trọng hơn hết là đại diện của Jolla khẳng định Sailfish có thể dễ dàng chạy các ứng dụng được "port" từ Android sang. Đây là bước đi cực kỳ không ngoan để giúp một hệ điều hành mới như Sailfish không lâm vào tình cảnh thiếu ứng dụng như Windows Phone hay BlackBerry gặp phải ở giai đoạn đầu.
Vừa qua, Jolla (nhóm phát triển với nòng cốt là các nhân viên cũ của Nokia) đã công bố smartphone đầu tiên chạy hệ điều hành Sailfish (hệ điều hành mã nguồn mở được xây dựng dựa trên Mer, một nhánh của hệ điều hành MeeGo và sử dụng framework Nemo với giao diện người dùng đã được tùy biến) tại thủ đô Helsinki của Phần Lan. Giống với các hệ điều hành nền Linux khác, Sailfish hỗ trợ cả thiết bị dùng chip ARM lẫn x86. Nhiều khả năng, mẫu điện thoại mới này sẽ có tên gọi chính thức là Jolla.
Cách đây vài tháng, CEO của Jolla, Marc Dillon, đã tóm tắt về cuộc chiến hệ điều hành di động một cách chính xác nhất trong bài phát biểu tại MWC. Nhắc tới Firefox, Ubuntu và Sailfish, ông nói: “Nếu chúng ta sắp sửa cạnh tranh, thì chúng ta đã thắng rồi, bởi vì cuộc cạnh tranh này là để nhằm tạo ra sự đa dạng trong khu vườn đang bị bao bọc bởi bốn bức tường hiện thời và bởi một vài hệ sinh thái sẵn có… Sự đa dạng là thứ tạo ra đột phá”. Vậy liệu có đúng là Jolla đã tạo ra một sản phẩm hoàn toàn đột phá và mới lạ hay không. Dưới đây là những cảm nhận ban đầu về chiếc điện thoại mới vừa trình làng của hãng và tạm đặt tên là “Jolla”.
Phần cứng
Về cấu hình, smartphone Jolla sẽ được trang bị vi xử lý hai nhân chưa rõ tốc độ cùng màn hình cảm ứng 4,5 inch độ phân giải 720p. Camera sau của chiếc điện thoại này sẽ có độ phân giải 8 megapixel được hỗ trợ bởi đèn flash. Trong khi đó, bộ nhớ trong của máy sẽ có dung lượng 16 GB đồng thời có thể mở rộng được thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Được biết, smartphone chạy hệ điều hành Sailfish đầu tiên này sẽ có thể tháo rời được pin.
Thiết kế
Cấu hình phần cứng không hoàn toàn là điểm được quan tâm hàng đầu đối với một sản phẩm mới mẻ như Jolla. Quan trọng hơn đó là kiểu dáng thiết kế và bộ lõi hệ điều hành bên trong.
Trước tiên, Jolla đã gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với thiết kế dạng “hai mảnh” ghép vào nhau. Máy được làm hoàn toàn bằng nhựa. Phần vỏ mặt sau đóng vai trò như nắp lưng ốp khít với toàn bộ phần mặt trước. Nắp sau này có khá nhiều tùy chọn về màu sắc như xanh cốm, trắng, da cam hay xanh ngọc. Trong khi đó, nửa chính của thiết bị có màu đen sẽ chứa các linh kiện chủ chốt như màn hình, bộ xử lý, camera, pin… Nhìn từ mặt sau có cảm giác Jolla được ghép lại từ 2 tấm nhựa dày vậy.
Điểm đặc biệt thứ 2 là phần mặt trước của máy hoàn toàn không sở hữu phím cứng hoặc phím cảm ứng điện dung. Sau khi mở máy bạn cũng sẽ thấy trên màn hình của Jolla không có phím ảo một số smartphone chạy Android. Mọi thao tác với hệ điều hành Sailfish đều dùng cử chỉ tay để chuyển hướng. Đây là một trong những nét mới khá hay mà chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo của bài viết này.
Trở lại với thiết kế của Jolla, nhìn từ mặt trước máy có kiểu dáng khá vuông vắn gần giống các thiết bị Lumia của Nokia. Tuy nhiên, chúng tôi có hơi thất vọng bởi ở góc độ này, Jolla không toát lên được vẻ đẹp sang trọng bởi một phần do máy có phần rìa màn hình rất dày. Ngay cả phần rìa dưới màn hình mặc dù không có phím bấm nhưng diện tích trống cũng tương đối lớn.
Hệ điều hành
Vào thời điểm hiện tại, khi mà các nền tảng mới như Ubuntu, WebOS hay Firefox OS đều chưa nhận được sự đánh giá cao khi mới ra mắt, do đó nhiều người cũng không đặt kỳ vọng lớn vào tân binh Jolla. Những hệ điều hành kia thực sự chưa thể gọi là đột phá do vẫn vay mượn khá nhiều ý tưởng của Android hay iOS, những gã khổng lồ thực sự của ngành di động.
Tuy nhiên, những trải nghiệm ban đầu với Sailfish được cho là "MeeGo tái sinh" của Jolla thực sự mang lại cho tôi nhiều điều thú vị. Phải nói rằng Sailfish có được sự mượt mà của Windows Phone, chạy đa nhiệm rất tốt giống Android và hỗ trợ điều hướng bằng thao tác tay thậm chí tuyệt vời hơn cả Ubuntu.
Đúng như vậy, cảm giác lướt qua lại, kéo lên/kéo xuống trên màn hình của điện thoại Jolla cực kỳ trơn tru đúng như những gì tôi đã trải nghiệm với hệ điều hành Windows Phone. Theo dự đoán, Jolla chỉ sở hữu chip lõi kép và khoảng 1 GB RAM, cấu hình bình dân so với Android, nhưng có lẽ giống như hệ điều hành di động của Microsoft, máy không cần quá mạnh để có thể chạy mượt Sailfish.
Vì không hỗ trợ bộ phím cơ bản Back, Home, Menu như Android nên mọi thao tác trên Jolla đều chỉ thực hiện thông qua cử chỉ tay. Trước tiên, để mở màn hình, bạn có thể dùng nút nguồn hoặc đơn giản hơn là gõ 2 lần (tính năng này hứa hẹn sẽ có mặt trong bản cập nhật mới của hệ điều hành Windows Phone dành cho các thiết bị Nokia Lumia). Khi màn hình bật sáng, giao diện đầu tiên bạn bắt gặp là màn hình khóa của Jolla. Trên màn hình khóa, bạn sẽ thấy tất cả các thông tin cơ bản ngoài ngày giờ như có bao nhiêu tin nhắn đến, mail, cuộc gọi nhỡ… Trượt lên một chút, màn hình tiếp tục hiển thị thời lượng pin và tình trạng sóng. Kết thúc một hành trình trượt, bạn đã mở khóa màn hình và truy cập được vào màn hình Home của Jolla.
Ở màn hình Home, phía dưới cùng có một thanh tab sẽ chứa các ứng dụng cơ bản như trình gọi điện, tin nhắn, camera và trình duyệt web. Tiếp tục trượt từ dưới lên trên bạn sẽ truy cập được vào menu chứa các ứng dụng của máy. Menu này được thiết kế 4 cột và nhiều hàng, người dùng sẽ trượt cho tới khi hết ứng dụng. Nếu muốn quay về màn hình Home bạn cũng chỉ cần trượt nhẹ từ dưới lên.
Vậy màn hình Home sẽ chỉ chứa mỗi thanh tab thôi sao? Câu trả lời là màn hình chủ của hệ điều hành Sailfish được thiết kế như một trình quản lý task hay nói nôm na là nơi quản lý ứng dụng đa nhiệm như Android. Các ứng dụng được thu nhỏ sẽ xuất hiện dưới dạng các card trên màn hình home và vẫn tiếp tục chạy ngầm cho thấy Sailfish hỗ trợ đa nhiệm đúng nghĩa. Bạn truy cập bất cứ ứng dụng nào thì một cửa sổ nhỏ đại diện của ứng dụng đấy sẽ hiện lên màn hình Home. Lúc nào muốn truy cập lại bạn chỉ việc nhấn chọn và sẽ được đưa thẳng tới vị trí đã vào liền trước đó của ứng dụng.
Nếu muốn thoát hẳn ứng dụng bạn có thể nhấn giữ và chọn dấu “X” để xóa. Lập trình viên có thể tùy biến các card này để hiển thị 1 giao diện người dùng với thông tin và các điều khiển theo thời gian thực. Ví dụ như card dành cho ứng dụng danh bạ sẽ chứa các thông tin như ảnh đại diện của bạn bè, card cho ứng dụng nhạc sẽ hiển thị thông tin về bài hát cũng như các nút điều khiển chạy nhạc, pause, next bài... Nói chính xác hơn có thể thấy các card nhỏ này đóng vai trò là cửa sổ đa nhiệm nhưng cũng giống như các widget của Android vậy. Bạn vẫn có thể chuyển bài hát, bật/tắt kết nối mạng, xem ảnh hay xem thông báo mới từ mạng xã hội.
Bên trong 1 ứng dụng, bạn kéo từ bên mép phải màn hình sang trái sẽ giúp xem qua được các thông báo vốn hiển thị ở màn hình khóa máy. Quét tiếp sang trái giúp bạn quay lại màn hình home. Trong khi đó, nếu trượt ngược lại từ trái sang phải sẽ có chức năng giống nút Back cho phép bạn quay lại mục vừa truy cập ngay trước đó của ứng dụng.
Kết luận
Còn quá sớm để kết luận sự thành bại của hệ điều hành Sailfish bởi smartphone Jolla mới chỉ là sản phẩm đầu tiên sử dụng nền tảng này. Tuy nhiên, những trải nghiệm ban đầu đang cho thấy đây thực sự là một nền tảng đầy hứa hẹn, đơn giản và dễ sử dụng. Không chỉ bởi sự mượt mà hay khả năng điều khiển theo cử chỉ tay mà quan trọng hơn hết là đại diện của Jolla khẳng định Sailfish có thể dễ dàng chạy các ứng dụng được "port" từ Android sang. Đây là bước đi cực kỳ không ngoan để giúp một hệ điều hành mới như Sailfish không lâm vào tình cảnh thiếu ứng dụng như Windows Phone hay BlackBerry gặp phải ở giai đoạn đầu.