Tìm hiểu thêm về trình duyệt Amazon Silk trên Kindle Fire
Khi ra mắt máy tính bảng Kindle Fire, một trong những tính năng được Amazon nhắc đến nhiều đó là trình duyệt có sẵn của máy mang tên Silk. Đây là trình duyệt dựa trên nền tảng đám mây với những cải tiến về tốc độ tải trang cũng như dung lượng bộ nhớ lưu trữ trên thiết bị. Có thể nói Silk đã mở ra một phương hướng mới cho việc phát triển trình duyệt trong thời đại điện toán đám mây đang dần trở thành một xu hướng. Cái tên Silk (tiếng Việt có nghĩa là "lụa") được Amazon đặt cho trình duyệt này chính vì tính liên kết của nó. Những sợi lụa liên kết với nhau chặt chẽ, tạo nên một tấm lụa bền nhưng có độ linh hoạt cao. Tương tự như vậy, trình duyệt Silk luôn phối hợp tốt với máy chủ EC2 tạo nên một hệ thống tốc độ nhanh nhưng ổn định.
Silk được xây dựng dựa trên kiến trúc Split-Browser để đem lại tốc độ tối ưu cho trải nghiệm lướt web của người sử dụng Kindle Fire. Khi đã nhận được lệnh của người dùng về việc tải một trang web nào đó, Silk sẽ gửi yêu cầu xử lí về hệ thống máy chủ EC2 của Amazon. Hệ thống máy chủ này sẽ đảm nhiệm hầu hết những việc mà một trình duyệt thông thường phải làm, nhất là những việc nặng như nén hình ảnh, dàn trang, xử lí tập tin HTML, xử lí giao diện bằng CSS. Ngay cả việc học những thói quen sử dụng của người dùng để đưa ra những dự đoán cho hành động kế tiếp cũng được EC2 đảm nhận.
Amazon đang sở hữu một trong những hệ thống máy chủ lớn nhất và mạnh nhất thế giới, trong đó có cụm máy chủ EC2. Mỗi máy chủ như thế được trang bị vi xử lí 8 nhân, 64GB RAM cùng với hệ thống cáp quang chất lượng cao nên những thao tác kể trên chẳng có gì khó khăn, trong khi để một chiếc máy tính bảng như Kindle Fire xử lí thì phải mất nhiều thời gian hơn. Máy chủ EC2 còn tạo ra những liên kết tốc độ cao tới các máy chủ web nên giảm tối đa thời gian tải trang khi dùng trên Fire. Công nghệ mã hóa SSL cho phép tăng cường tính bảo mật của những dữ liệu về người dùng mà Silk đã thu thập.
Mời bạn xem video của những kĩ sư Amazon nói về trình duyệt Silk
Khi ra mắt máy tính bảng Kindle Fire, một trong những tính năng được Amazon nhắc đến nhiều đó là trình duyệt có sẵn của máy mang tên Silk. Đây là trình duyệt dựa trên nền tảng đám mây với những cải tiến về tốc độ tải trang cũng như dung lượng bộ nhớ lưu trữ trên thiết bị. Có thể nói Silk đã mở ra một phương hướng mới cho việc phát triển trình duyệt trong thời đại điện toán đám mây đang dần trở thành một xu hướng. Cái tên Silk (tiếng Việt có nghĩa là "lụa") được Amazon đặt cho trình duyệt này chính vì tính liên kết của nó. Những sợi lụa liên kết với nhau chặt chẽ, tạo nên một tấm lụa bền nhưng có độ linh hoạt cao. Tương tự như vậy, trình duyệt Silk luôn phối hợp tốt với máy chủ EC2 tạo nên một hệ thống tốc độ nhanh nhưng ổn định.
Silk được xây dựng dựa trên kiến trúc Split-Browser để đem lại tốc độ tối ưu cho trải nghiệm lướt web của người sử dụng Kindle Fire. Khi đã nhận được lệnh của người dùng về việc tải một trang web nào đó, Silk sẽ gửi yêu cầu xử lí về hệ thống máy chủ EC2 của Amazon. Hệ thống máy chủ này sẽ đảm nhiệm hầu hết những việc mà một trình duyệt thông thường phải làm, nhất là những việc nặng như nén hình ảnh, dàn trang, xử lí tập tin HTML, xử lí giao diện bằng CSS. Ngay cả việc học những thói quen sử dụng của người dùng để đưa ra những dự đoán cho hành động kế tiếp cũng được EC2 đảm nhận.
Amazon đang sở hữu một trong những hệ thống máy chủ lớn nhất và mạnh nhất thế giới, trong đó có cụm máy chủ EC2. Mỗi máy chủ như thế được trang bị vi xử lí 8 nhân, 64GB RAM cùng với hệ thống cáp quang chất lượng cao nên những thao tác kể trên chẳng có gì khó khăn, trong khi để một chiếc máy tính bảng như Kindle Fire xử lí thì phải mất nhiều thời gian hơn. Máy chủ EC2 còn tạo ra những liên kết tốc độ cao tới các máy chủ web nên giảm tối đa thời gian tải trang khi dùng trên Fire. Công nghệ mã hóa SSL cho phép tăng cường tính bảo mật của những dữ liệu về người dùng mà Silk đã thu thập.
Mời bạn xem video của những kĩ sư Amazon nói về trình duyệt Silk
Nguồn: Amazon Silk Blog