Những chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch không chỉ có thiết kế đẹp mắt, thời trang, mà còn hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích, giúp theo dõi sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến tính năng đo nhịp tim. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về cách kiểm tra nhịp tim hàng ngày và cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch khi cần thiết nhé!
Tóm tắt nội dung
Apple Watch có đo nhịp tim không?
Apple Watch là một trong những dòng đồng hồ thông minh phổ biến hàng đầu trên thị trường hiện nay. Không chỉ được trang bị nhiều tính năng thông minh và thiết kế thời trang, Apple Watch còn có khả năng đo nhịp tim với độ chính xác cao. Từ đó giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình mọi lúc mọi nơi.

Hiện tính năng đo nhịp tim trên Apple Watch được rất nhiều người quan tâm và áp dụng thường xuyên để theo dõi và bảo vệ sức khỏe. Tính năng này cho phép người dùng có thể tự kiểm tra nhịp tim của mình trong lúc vận động, sau khi tập luyện, nghỉ ngơi,… mà không cần đến thiết bị đo chuyên dụng.
Giới thiệu về tính năng đo nhịp tim trên Apple Watch
Tính năng đo nhịp tim trên đồng hồ Apple Watch hoạt động dựa trên vào cảm biến đo nhịp tim được tích hợp tại mặt sau của đồng hồ. Cảm biến này sử dụng cơ chế chụp quang phổ (photoplethysmography) bằng cách chiếu các tia Led màu xanh lá cây với chu kỳ hàng trăm lần. Từ đó thiết bị sẽ xác định được mật độ lưu thông của máu để đưa ra kết quả đo nhịp tim chính xác nhất.
Apple Watch đã sử dụng kết hợp cảm biến đo nhịp tim với deep learning chuyên dụng để có thể đo đạc và phát hiện nhịp tim của người dùng chính xác lên đến 97%. Bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình bằng cách kiểm soát và theo dõi nhịp tim hàng ngày. Từ đó giúp hỗ trợ và ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.

Giờ đây, bạn không cần mua những thiết bị đo nhịp tim chuyên dụng, phức tạp, mà chỉ cần sở hữu một chiếc đồng hồ Apple Watch trên tay là đã có thể biết được trạng thái, nhịp tim của mình. Kết quả đo cũng sẽ được lưu lại lịch sử, làm cơ sở cho phép bạn theo dõi chỉ số HRV. Đồng thời kết quả này cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đế hệ thống thần kinh tự chủ. Lợi ích lớn nhất của tính năng đô nhịp tim trên Apple Watch nhằm giúp người dùng kiểm soát sự căng thẳng, cân bằng chế độ luyện tập, hoạt động và nghỉ ngơi.
Dưới đây là hướng dẫn cách đo nhịp tim trên Apple Watch và xem lại lịch sử đo nhịp tim khi cần thiết dành cho người dùng tham khảo.
Cách đo nhịp tim trên đồng hồ Apple Watch
Bước 1: Trước tiên, người dùng hãy đeo đồng hồ Apple Watch có hỗ trợ tính năng đo nhịp tim của mình lên cổ tay. Cần đảm bảo rằng thiết bị đeo vừa đủ chặt để có thể đo được nhịp tim chính xác. Sau đó, bạn truy cập vào ứng dụng Nhịp tim trên đồng hồ Apple Watch của mình.

Bước 2: Để yên cơ thể, tạm dừng mọi hoạt động từ 1-2 phút để cảm biến có thể bắt đầu đo nhịp tim của bạn. Sau khi đo xong, kết quả nhịp tim của bạn sẽ đợc hiển thị ngay trên màn hình Apple Watch. Trên cơ sở kết quả đo nhịp tim này, bạn có thể dự đoán được huyết áp của mình đang ở trạng thái cao hay thấp để có cách khắc phục kịp thời.

Cách xem lịch sử đo nhịp tim bằng Apple Watch
Bên cạnh tính năng đo nhịp tim theo thời gian thực, các kết quả đo nhịp tim trên Apple Watch cũng được lưu lại để người xem có thể theo dõi lịch sử nhịp tim của mình trong các khoảng thời gian khác nhau trong ngày.

Để xem lại lịch sử đo nhịp tim trên Apple Watch, bạn có thể thực hiện như sau:
Xem lịch sử đo nhịp tim trên Apple Watch:
Bạn nhấn mở vào ứng dụng Nhịp tim trên đồng hồ Apple Watch > nhấn nút quay lại > tại đây bạn có thể xem lịch sử nhịp tim hiện tại, trong lúc nghỉ ngơi, khi đi bộ hay khi tập thể dục…
Xem lịch sử đo nhịp tim trên trên iPhone:
Ngoài cách xem lịch sử đo nhịp tim trên đồng hồ Apple Watch, người dùng cũng có thể xem thống kê lịch sử kết quả đo trên điện thoại iPhone đã được liên kết và đồng bộ hóa như sau:
Bước 1: Mở vào ứng dụng Sức khỏe trên điện thoại iPhone > chọn vào mục Duyệt.

Bước 2: Chọn tiếp mục Tim > xem kết quả đo nhịp tim của mình theo từng trạng thái cơ thể sẽ được hiển thị ở đây. Từ đó, người dùng cũng có thể dễ dàng xác định được trình trạng huyết áp và sức khỏe của bản thân nhé.

Thông thường, đồng hồ Apple Watch sẽ tự động đo nhịp tim của người dùng theo chu kỳ để theo dõi sức khỏe một cách toàn diện nhất. Đồng thời thiết bị cũng có tính năng đưa ra cảnh báo nếu nhịp tim của bạn có dấu hiệu bất thường.
Dưới đây là bảng tham khảo chỉ số nhịp tim tiêu chuẩn theo từng độ tuổi cung cấp bởi Cơ quan y tế quốc gia Vương quốc Anh như sau:
Độ tuổi | Nhịp tim tiêu chuẩn (BPM) |
Trẻ sơ sinh | 120 – 160 |
Trẻ từ 01 – 12 tháng | 80 – 140 |
Trẻ từ 01 – 02 tuổi | 80 – 130 |
Trẻ từ 02 – 06 tuổi | 75 – 120 |
Trẻ từ 07 – 12 tuổi | 75 – 110 |
Người trên 18 tuổi | 60 – 100 |
Vận động viên thể thao | 40 – 60 |
Cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch
Tính năng đo nhịp tim tích hợp trên đồng hồ Apple Watch rất hữu ích và mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể chủ động tiến hành cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch nếu không cần dùng đến hoặc với mục đích tiết kiệm pin cho đồng hồ.
Cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào ứng dụng Watch trên điện thoại iPhone đã kết nối, rồi chọn mục Privacy. Sau đó, bạn chọn tiếp mục Motion & Fitness để tắt tính năng đo nhịp tim đi.

Ngoài ra, còn một cách khác, đó là bạn cũng có thể tắt tính năng theo dõi tập thể dục trên đồng hồ Apple Watch. Cách tắt tính năng này nếu bạn không muốn sử dụng, cũng tương tự như cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch.
Tổng kết
Như vậy, trên đây là những thông tin tổng hợp về tính năng đo nhịp tim trên Apple Watch. Cùng với đó là hướng dẫn cách đo và cách tắt đo nhịp tim trên Apple Watch đơn giản và nhanh chóng. Hi vọng với tính năng hữu ích này, người dùng khi sở hữu đồng hồ Apple Watch có thể tự đo nhịp tim, theo dõi tình trạng sức khỏe của mình một cách chủ động và hiệu quả ngay tại nhà nhé!
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới