Nhiều người dùng điện thoại thông minh những vẫn chưa biết rõ về cảm biến trọng lực là gì cũng như tác dụng của cảm biến này trên thiết bị để làm gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cảm biến trọng lực, cùng một số loại cảm biến khác phổ biến trên điện thoại trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Cảm biến trọng lực là gì?
Cảm biến trọng lực trên điện thoại là một phần của bộ cảm biến chuyển động. Cảm biến này được sử dụng trên những thiết bị điện thoại chạy trên hệ điều hành Android. Nó sẽ cung cấp 1 vector với 3 chiều nhằm giúp thiết bị nhận biết được chính xác hướng và độ lớn của trọng lực đang có. Cảm biến trọng lực được được sử dụng chủ yếu để xác định phương hướng tương đối của các thiết bị trong không gian.

Bên cạnh cảm biến trọng lực còn một cảm biến khác đó chính là cảm biến chuyển động. Cảm biến này thực chất là một thiết bị phát hiện chuyển động vật lý trên các thiết bị hoặc trong môi trường. Cảm biến có khả năng phát hiện và nắm bắt những chuyển động vật lý hoặc động học trong thời gian thực.
Những cảm biến trên điện thoại này kết hợp với nhau dùng để đo lực gia tốc và lực quay dọc theo 3 trục. Danh mục này bao gồm có gia tốc kế, cảm biến trọng lực, cảm biến vectơ quay và con quay hồi chuyển.
Cảm biến trọng lực đóng vai trò gì trên smartphone?
Khi thiết bị di động sử dụng cảm biến trọng lực thì sẽ có thể xác định được tương đối vị trí trong không gian thật. Nhờ vậy sẽ giúp thiết bị phỏng đoán được những cử chỉ phức tạp của người dùng, đem đến nhiều tính năng hữu ích và hỗ trợ tốt hơn khi sử dụng điện thoại thông minh.

Một ví dụ điển hình của cảm biến trọng lực là khi điện thoại đang bị nghiêng cố định có thể do người dùng đang nghe điện thoại. Còn trong trường hợp điện thoại bị nghiêng và chao đảo nhiều lần thì có nghĩa là đang lắc điện thoại.
Cách kiểm tra cảm biến trọng lực trên smartphone
Người dùng có thể kiểm tra phản ứng của điện thoại với tính năng cảm biến trọng lực còn hoạt động bình thường hay không khi đổi hướng bằng ứng dụng Sensor Kinetics. Khi đó, người dùng chỉ cần thực hiện một số thao tác đơn giản như nghiêng, lắc, xoay điện thoại. Thông qua đó bạn sẽ dễ dàng kiểm tra được cảm biến này trên điện thoại còn đang hoạt động bình thường hay không.
Cách khá dễ thực hiện và nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và công sức. Người dùng chỉ cần tải và cài đặt ứng dụng Sensor Kinetics về điện thoại của mình. Sau đó thực hiện 3 phép thử dưới đây để dễ dàng kiểm tra được những chức năng của cảm biến trọng lực như sau:
Giám sát gia tốc
Trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện một quả bóng màu xanh và việc bạn cần làm là lắc điện thoại để quả bóng đó có thể chuyển động được. Khi quả bóng trên màn hình chuyển động bình thường thì có nghĩa cảm biến vẫn đang hoạt động tốt.

Phát hiện chuyển động
Người dùng hãy tiến hành để nghiêng điện thoại sang một góc bất kì. Khi đó cảm biến sẽ hoạt động và biểu thị bằng sơ đồ trên màn hình điện thoại với góc tương tự xuất hiện như vậy.

Xác định vị trí
Trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện một chiếc la bàn và bạn chỉ cần lần lượt đưa điện thoại của mình di chuyển theo các hướng Đông Tây Nam Bắc. Khi kim la bàn trên màn hình chuyển động bình thường thì có nghĩ cảm biến trên máy vẫn hoạt động ổn định.

Một số loại cảm biến điện thoại thường gặp khác
Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận là một loại cảm biến trên điện thoại thông minh hoạt động dựa vào cảm biến hồng ngoại và nguồn phát hồng ngoại. Khi cảm biến này hoạt động, nguồn sáng sẽ phát ra một tia hồng ngoại chiếu vào vật cản phía trước. Tia hồng ngoại này sẽ được phản xạ lại vào thiết bị, từ đó sẽ giúp cho cảm biến tính toán và nhận biết được khoảng cách từ điện thoại đến vật thể gần nhất.

Cảm biến vân tay
Tính năng cảm biến vân tay lần đầu tiên được tạo ra bởi Apple và cho đén nay đã có mặt trên hầu hết các dòng smartphone thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Cảm biến vân tay đóng vai trò tăng cường hiệu quả bảo mật cho thiết bị và đồng thời giúp bạn thực hiện nhanh các tác vụ phổ biến như thanh toán, mua hàng, đăng nhập tài khoản… trên điện thoại.

Cảm biến đo bước chân
Hiện nay có nhiều dòng smartphone có khả năng tính toán được chính xác bước đi/bước chạy bộ của người dùng thông qua ứng dụng theo dõi sức khỏe và tập luyện tập thể thao. Thực chất tính năng này hoạt động dựa trên cảm biến đo bước chân. Cảm biến này giúp đo tương đối chính xác số bước đi, đo nhịp tim và huyết áp của người dùng.

Trên các dòng đồng hồ thông minh hiện cũng đã được tích hợp tính năng này. Cảm biến đo bước chân đặc biệt hữu ích và cần thiết với những người có vấn đề về tim mạch, cần thường xuyên theo dõi những chỉ số liên quan đến huyết áp và nhịp tim.
Cảm biến ánh sáng
Thông thường để người dùng có thể nhìn màn hình điện thoại rõ ràng hơn trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau, các nhà sản xuất smartphoen đã tích hợp tính năng cảm biến ánh sáng. Cảm biến này đóng vao trò tự động điều chỉnh độ sáng màn hình phù hợp với môi trường xung quanh để người dùng có thể dễ dàng quan sát và thao tác trên điện thoại mà không bị chói mắt hay bị quá tối. Một số dòng điện thoại hiện còn có thêm chế độ bảo vệ mắt vào ban đêm rất hữu ích.

Cảm biến đo nhiệt
Trên nhiều dòng smartphone cao cấp hiện đã được trang bị thêm cảm biến đo nhiệt. Cảm biến này giúp phát hiện khi nào điện thoại bị nóng quá mức và đồng thời đưa ra cảnh báo đối với người dùng. Trên một số dòng điện thoại còn có tính năng tự động dùng chạy các ứng dụng khi điện thoại bị quá nhiệt và đợi khi nhiệt độ bình thường trở lại thì người dùng mới có thể tiếp tục sử dụng máy.

Nhìn chung cảm biến trọng lực là một tính năng hữu ích và cần thiết trên điện thoại. Người dùng cần hiểu được ý nghĩa và vai trò của tính năng này trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về các cảm biến khác thường có trên điện thoại để hiểu được cơ chế hoạt động cơ bản của thiết bị nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới