Để giúp lập trình viên có thể làm quen với việc phát triển các ứng dụng dạng ARM, Apple đã tung ra bộ Developer Transition Kit (DTK) có thiết kế tương tự với chiếc Mac Mini nhưng lại được tích hợp con chip Apple A12Z từng xuất hiện trên iPad Pro 2020. Dưới đây là hình ảnh cận cảnh máy Mac Mini chạy con chip Apple A12Z.
Cận cảnh máy Mac Mini của Apple

Để có được DTK, lập trình viên phải bỏ ra 500 USD để thuê, và đến một thời điểm nhất định, Apple sẽ thu hồi nó và lập trình viên sẽ bắt buộc phải gửi trả lại cho hãng. Ngoài ra, họ cũng phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt từ Apple nhằm bảo mật tuyệt đối về DTK. Tuy nhiên, nỗ lực của Apple dường như không mấy khả quan khi mới đây, trang tin tức Apple Insider đã đăng tải những video và hình ảnh cận cảnh máy Mac Mini, cùng một số kết quả benchmark về sản phẩm này. Không lâu sau, bài đăng này đã đột ngột biến mất, điều này cho thấy Apple rất nghiêm túc trong việc bảo mật thông tin về DTK.
- Xem thêm: MacBook Pro 13 inch 2020 có gì đặc biệt? Và những điều cần lưu ý khi chọn mua MacBook Pro 13 inch 2020


Về thiết kế, DTK giống hệt như máy Mac mini chạy chip Intel đang được bán trên thị trường. DTK vẫn được trang bị một số cổng như LAN, 2xUSB-A, HDMI, jack tai nghe như Mac Mini. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt dễ nhận ra đó là sự thiếu vắng của cổng Thunderbolt 3, và DTK chỉ có hai cổng USB-C (không hỗ trợ TB3), trong khi Mac Mini có 4 cổng Thunderbolt 3.

Về cấu hình, DTK sử dụng con chip A12Z Bionic, đi kèm RAM 16GB và SSD 512GB, cùng hệ điều hành macOS 11 Big Sur dành cho ARM. Đây cũng là con chip hiện đang được sử dụng trên chiếc iPad Pro mới nhất, tuy nhiên điểm Geekbench của DTK so với iPad Pro lại kém hơn, nguyên nhân có thể do con chip A12Z trên DTK chỉ được kích hoạt 4/8 nhân và chạy xung nhịp thấp hơn, đồng thời công cụ Geekbench trên DTK chưa có bản dành cho ARM nên nó phải ở chế độ “giả lập” x86, gây tiêu tốn hiệu năng.


Hiện tại, hầu hết các ứng dụng trên bộ DTK phải chạy thông qua trình giả lập Rosetta 2 của Táo Khuyết mới sử dụng được trên môi trường ARM. Trong tương lai không xa, khi các lập trình viên và “Táo Khuyết” có thể hỗ trợ nền tảng ARM một cách hoàn chỉnh hơn, người dùng sẽ có được những chiếc máy Mac chạy con chip ARM với hiệu năng cao song vẫn tiết kiệm pin.

Bạn thấy những hình ảnh cận cảnh máy Mac Mini chạy chip A12Z của Apple như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới