Ngay cả việc phòng tránh virus cũng cần phải thận trọng vì những ứng dụng độc hại như Wanna Cry đang quay trở lại dưới vỏ bọc là phần mềm diệt virus giả mạo.
Tình trạng sử dụng phần mềm diệt virus giả mạo để phát tán mã độc đang quay trở lại với mức độ nguy hiểm hơn. Bạn đọc cần nhận biết và trang bị một số kỹ năng sau đây để có những phương án tự bảo vệ và phòng tránh.
Hãy cẩn thận với những phần mềm diệt virus được chia sẻ Free trên mạng
Chiêu bài đội lốt phần mềm diệt virus giả mạo
Một nghiên cứu từ trường Đại học Quốc gia Singapore dưới sự bảo trợ của Microsoft đã báo cáo rằng, xu hướng tội phạm mạng đang gia tăng bằng cách nhúng mã độc trong các phần mềm giả mạo và các kênh trực tuyến cung cấp những phần mềm này. Thậm chí, chúng còn xuất hiện dưới dạng quảng cáo.
Hãy dè chứng nếu nhận được những đường link cài đặt phần mềm diệt virus miễn phí
Con số đưa ra rất đáng báo động, Cứ 5 máy tính thì có 3 là cài phần mềm không chính hãng trong năm 2016. 92% máy tính cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc bị dính mã độc.
Phương pháp tấn công bằng cách giả mạo phần mềm đang có chiều hướng gia tăng. Chính vì vậy, hãy tự trang bị cho mình một số kiến thức để hạn chế tối đa nhất nguy cơ nhiễm virus.
Những nguyên nhân dẫn đến việc cài phần mềm diệt virus (AV) giả mạo
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do người sử dụng truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh, web đồi trụy… Đây cũng là hang ổ chủ yếu của những tay Hacker lừa đảo trú ngụ.
Những website có nội dung không lành mạnh là hang ổ trú ngụ tốt nhất của phần mềm lừa đảo
Một nguyên nhân phổ biến nữa là do thiếu kinh nghiệm kiểm chứng thông tin và bấm vào các banner quảng cáo trên các trang web không uy tín, các bannner giật tít hấp dẫn nhưng thiếu tin cậy như mẹo kiếm tiền đơn giản, click để tự fix lỗi Windows…
Bằng cách Fake là các ứng dụng diệt virus, những tay Hacker hóa thân thành những người dùng tốt bụng chia sẻ phần mềm miễn phí không bản quyền khiến người dùng không cần suy nghĩ tải ngay mà không cần kiểm chứng
Dấu hiệu nhận biết máy tính nhiễm virus giả mạo
Rất dễ nhận ra dấu hiệu lừa đảo trong những phần mềm không chính hãng này. Một số dấu hiệu thường thấy đó là ứng dụng đó bắt bạn phải nạp tiền luôn mới cho quét virus thay vì cho phép dùng thử một thời gian ngắn.
Hãy cảnh giác nếu máy tính xuất hiện những lời cảnh báo hãi hùng như vậy
Nếu không bắt người dùng nạp tiền, chúng sẽ liên tục hiện lên những lời cảnh báo nguy hiểm khẩn cấp nói rằng thiết bị của bạn gặp quá nhiều virus và đe dọa nạp tiền.
Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác lạ như liên tục hiện thông báo làm phiền, dẫn link sang một website vô danh hoặc ngăn chặn bạn truy cập vào một số chức năng nhất định trong máy tính…
Cách giải quyết phần mềm AV giả mạo
Điều cần phải thực hiện ngay chính là gỡ phần mềm giả mạo ra khỏi máy tính của bạn ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng ta không thể xóa bỏ bằng cách thông thường mà phải đưa máy về chế độ safe mod và dùng các công cụ chuyên nghiệp như Total Uninstall, Your Uninstaller! Pro hoặc Revo Uninstaller Pro để gỡ bỏ triệt để.
Đưa máy tính về tình trạng Safe Mode để giải quyết tình trạng hiệu quả
Sau đó, cài đặt các phần mềm diệt virus và malware chính hãng để tìm và quét sạch chúng ra khỏi máy tính của bạn.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và giải quyết một số nguy cơ đến từ phần mềm diệt virus giả mạo, tránh tình trạng mất dữ liệu quan trọng trong máy tính của mình.