Trí thông minh nhân tạo đang từng bước phát triển và nhận được nhiều thành quả tích cực chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng hành với điều đó chính là những mối lo ngại không hề nhỏ của các chuyên gia công nghệ về vấn đề này. Để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề, hãy nghe lý giải của Ray Kurzweil, nhà nghiên cứu của Google lý giải.
“Nhà tiên tri công nghệ” Ray Kurzweil cảnh báo con người về trí thông minh nhân tạo
Tốc độ phát triển của trí thông minh nhân tạo
Ray Kurzweil - nhà nghiên cứu của Google đã từng dự đoán khá đúng về những điều tưởng chừng như không tưởng như con người sẽ không cần phải tự lái xe hay máy móc sẽ chiến thắng áp đảo con người trong môn cờ vua. Tất cả những thành tựu này đã được Google đạt được trong thời gian gần đây.
Ông cũng đang dự đoán một tương lai đáng sợ khác. Thực sự, đây không phải là một lời dự đoán nữa mà là một định luật nghiễm nhiên sẽ xảy ra trong tương lai. Theo đó, sự phát triển của công nghệ sẽ đi theo một quỹ đạo có thể dự đoán được bởi những chuyên gia đang đi đầu trong thế giới công nghệ. Đáng chú ý, sự phát triển này là theo cấp số nhân.
AI sẽ là trợ thủ đắc lực hay là kẻ thù tiềm tàng của con người?
Nếu như các bạn yêu công nghệ thì có thể nghe khá quen bởi định luật Moore cũng gần như tương tự. Theo đó ông cho rằng số lượng bóng bán dẫn tích hợp trong một con chip sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 24 tháng. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn áp dụng định luật này để làm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của chip máy tính.
Sự phát triển theo cấp số nhân tương tự định luật của Moore
Ray Kurzweil lý giải, khi con người đang tiến dần từng bước theo cấp số cộng thì công nghệ lại phát triển theo cấp số nhân. Để hiểu rõ vấn đề hơn, ông kể một câu chuyện về người sáng tạo ra bàn cờ và hoàng đế Trung Hoa. Chuyện kể rằng, hoàng đế muốn thưởng cho nhà phát minh ra trò chơi cờ và nhà phát minh này đã xin vài hạt gạo cho mỗi ô bàn cờ. Theo đó, ô thứ nhất sẽ chỉ là một hạt gạo và số lượng tăng dần lên theo cấp số nhân qua từng ô. Hoàng đế cho rằng đây là con số nhỏ và đã đồng ý với mức thưởng như vậy. Tuy nhiên, sự thật số lượng gạo mà nhà phát minh đề nghị có thể phủ kín 2 lần bề mặt trái đất và kể cả tập hợp toàn bộ ruộng lúa cũng không thể đáp ứng nổi.
Số lượng gạo khủng khiếp mà Hoàng đế Trung Hoa không thể ngờ được trên bàn cờ
Trở lại với vấn đề, Kurzweil cho rằng nhân loại cũng như vị hoàng đế nọ, vẫn chưa nhận thức được sự phát triển đáng sợ của trí thông minh nhân tạo thời điểm hiện tại. Nếu như tốc độ phát triển theo quỹ đạo không đổi thì đến giữa thế kỷ 21, công nghệ sẽ chạm đến ngưỡng vượt ngoài tầm trí hiểu biết của con người.
Tuy vậy, ông vẫn đánh giá cao những thành tựu mà công nghệ đạt được trong thời gian qua. Thậm chí, Kurzweil còn bật mí kế hoạch phát triển một "phiên bản giả lập" của người cha đã mất của mình bằng công nghệ thực tế ảo.
Theo bạn, trí thông minh nhân tạo có thực sự nguy hiểm hay không và trong tương lai, con người có thực sự tìm được cách làm chủ vấn đề này?