Đánh giá chip Google Tensor được tích hợp trên các dòng điện thoại Google Pixel 6 và Google Pixel 6 Pro đem tới sức mạnh xử lý ấn tượng. Vậy chip Google Tensor là gì? Sức mạnh của con chip này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan đến con chip Tensor đặc trưng của Google ngay trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu đôi nét về chip Google Tensor
Tensor Google được hiểu một cách đơn giản là hệ thống chipset (SoC) hay bộ vi xử lý được Google phát triển và thiết kế riêng, chuyên tích hợp cho các thiết bị công nghệ của hãng (như điện thoại thông minh, máy tính bảng,….). Dòng chip Tensor có phần khá giống với các dòng chip như Apple Bionic hay Qualcomm Snapdragon về quá trình phát triển. Nhìn chung vai trò của chip xử lý đóng là cung cấp sức mạnh xử lý cho các thiết bị.

Sự ra đời của chip Google Tensor đáp ứng nhu cầu tất yếu của sự phát triển các dòng điện thoại thông minh hiện nay của Google. Đặc biệt trong điều kiện hiện tại, hầu hết các nhà sản xuất điện thoại thông minh đều đang khá bị động trong việc sản xuất và cung cấp những con chip riêng cho thiết bị mình. Rất nhiều nhà sản xuất điện thoại đã chọn cách đặt mua chip xử lý từ những bên sản xuất thứ ba rồi mang về tối ưu và trang bị trên các sản phẩm điện tử của mình.
Trong khi đó, các hãng điện thoại lớn như Apple đã tiên phong trong việc tự phát triển bộ xử lý, hệ điều hành và nhiều thành phần thuộc phần cứng khác trên các thiết bị của mình. Điều này cũng đã góp phần không nhỏ, ảnh hưởng đến thành công của Apple, khi tạo nên sự khác biệt rõ rệt cho cách sản phẩm của hàng so với với hàng loạt các sản phẩm điện thoại Android khác hiện có trên thị trường. Nhờ đó, các sản phẩm của Apple đã đảm bảo được sự đồng nhất về cả phần mềm và phần cứng, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng.

Đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến việc Google đã quyết định tự phát triển chip Tensor cho các sản phẩm của mình. Đặc biệt khi Google còn đang có nhiều lợi thế về cả mặt nhân sự và vật lực. Đồng thời, bản thân Google cũng đang nắm giữ chính hệ điều hành Android phổ biến trên toàn cầu, được nhiều nhà sản xuất di động lựa chọn. Những lợi thế này đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chip Google Tensor.
Đánh giá sức mạnh của chip Google Tensor trên Pixel 6 và Pixel 6 Pro
Chip Tensor ra đời gắn liền với tham vọng của Google khi muốn tạo ra một con chip xử lý riêng có sức mạnh tương đương với chip Apple Bionic hay các dòng chip Snapdragon đầu 8 của Qualcomm.
>> Tham khảo ngay: Bảng xếp hạng chip Snapdragon mạnh nhất hiện nay
Google nhấn mạnh rằng những bộ chip vi xử lý của Qualcomm Snapdragon trên điện thoại Pixel trước đây không thể tích hợp được những tính năng máy học Machine Learning cao cấp như mong muốn của Google. Với bộ vi xử lý Google Tensor được hãng tự phát triển và tối ưu hóa dành cho Machine Learning, cũng như các dòng smartphone Pixel 6 và Pixel 6 Pro có thể thực hiện được những điều chưa từng thấy.

Tensor được Google thiết kế trên tiến trình 8 lõi 5nm, gồm các lõi lớn, trung bình và thấp. Dẫn đầu là 2 lõi ARM Cortex-X1 chạy ở tốc độ cao 2,8 GHz, vượt trội hơn hẳn chip Snapdragon 888 từ Qualcomm với chỉ duy nhất lõi X1. Tiếp đến là 2 lõi Cortex A76 cho tốc độ 2,25 GHz và 4 lõi A55 1,8 GHz dạng bit nhỏ.
Ngoài ta, Google còn trang bị nhân xử lý đồ họa Mali-G78 thường thấy trên các smartphone Android hàng đầu cho Tensor. Hiệu năng chip cũng có thể sánh ngang với các dòng chip Snapdragon 888 và Exynos 2100.
SoC cùng cũng cho phép Pixel 6 xử lý nhanh video và tin nhắn với tính năng Dịch trực tiếp và linh hoạt hơn khi nhận diện giọng nói, hỗ trợ nhập, chỉnh sửa và gửi tin nhắn. Google Tensor còn cung cấp cho Pixel 6 lớp bảo mật bổ sung, hoạt động cùng với chip Titan M2 giúp bảo vệ điện thoại khỏi những phần mềm độc hại và các cuộc tấn công tiềm ẩn khác.

Công nghệ Engine Machine Learning của Google (TPU) tích hợp trên chip cho phép các tác vụ AI trên điện thoại Pixel 6 được xử lý nhanh chóng và có nhiều ứng dụng hơn. Khả năng nhiếp ảnh điện toán cung là tính năng nổi bật trên các dòng Pixel, đã được cải tiến đáng kể. Hiệu năng xử lý và hiệu năng đồ họa trên chip tăng lên vượt bậc.
Nhìn chung chip Google Tensor 8 lõi, gồm 2 lõi hiệu suất cao, 2 lõi hiệu suất trung bình và 4 lõi tiết kiệm năng lượng. GPU Tensor có 20 lõi giúp xử lý các tác vụ đồ họa và các tựa game hàng đầu. Google cho biết hiệu suất CPU và GPU trên chip Tensor trong Pixel 6 cao hơn 80% và 370% so với chip tầm trung Snapdragon 765G trên Pixel 5.
Tính năng nổi bật nhất trên chip Google Tensor không chỉ tới từ hiệu suất, mà còn là các tác vụ trí tuệ nhân tạo. Chip Tensor tích hợp chip quản lý đặc biệt, cho phép các tính năng màn hình Always-on hay phát nhạc cả khi tắt màn hình điện thoại.

Nhờ chip Tensor mà tính năng trợ lý ảo Google Assistant trên Pixel 6 có khả năng nhận diện giọng nói chính xác nhất, đồng thời giúp tiết kiệm 50% điện năng sử dụng. Việc nhập văn bản bằng giọng nói đã được cải tiến nhanh hơn gấp 3 lần so với soạn thảo văn bản trên bàn phím ảo.
Bộ vi xử lý Google Tensor còn giúp cải tiến tính năng chụp ảnh và quay video điện toán trên điện thoại Pixel 6. Google chia sẻ rằng Tensor hoàn toàn khác so với những bộ vi xử lý phổ biến trên thị trường hiện nay.

Tổng kết
Từ những đánh giá chi tiết chip Google Tensor trên đây hy vọng sẽ giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về con chip đến từ Google này. Hiện sức mạnh và khả năng xử lý của Google Tensor đã được chứng minh ngay trên hoạt động của 2 mẫu điện thoại Google Pixel 6 và Pixel 6 Pro của hãng, rất đáng để trải nghiệm tại phân khúc giá tầm trung.
Xem thêm:
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới