Để tiết kiệm một khoản tiền mà vẫn sở hữu được smartphone mơ ước, nhiều người thường chọn mua điện thoại cũ. Tuy nhiên, lựa chọn mua sắm này luôn ẩn chứa rất nhiều rủi ro, đôi khi “lợi bất cập hại”!
Liệu có chọn được điện thoại “ngon-bổ-rẻ” khi mua cũ?
Có quá nhiều ưu điểm trong việc mua điện thoại cũ. Cái lợi đầu tiên là việc máy cũ có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mua mới, tất nhiên mức giá còn tùy thuộc vào thời gian còn bảo hành tại hãng, bảo hành tại cửa hàng hay máy không còn bảo hành nhưng theo cam kết của người bán là vẫn còn… zin.
Fullbox, đầy đủ phụ kiện và còn bảo hành dài là tiêu chí mà bất kỳ ai cũng mong muốn khi mua điện thoại cũ
Thông thường đối với những người sành sỏi trong nghề, thường xuyên mua bán trao đổi điện thoại thì việc chọn được một chiếc smartphone đã qua sử dụng, còn bảo hành, giá rẻ và còn đầy đủ phụ kiện không phải là điều khó khăn gì. Thậm chí đây còn là một nghề kiếm sống “hái ra tiền” do có khoản chênh lệch không nhỏ trong quá trình mua đi bán lại.
Thấu hiểu lợi ích đó nên xu hướng mua máy cũ chưa bao giờ hết HOT tại Việt Nam. Dạo quanh các trang mạng mua bán đồ cũ như Nhật Tảo, Rồng Bay, Mua rẻ… có thể dễ dàng nhận thấy, hoạt động mua bán đồ cũ, đặc biệt là smartphone diễn ra rất sôi động. Sôi động đến mức đôi khi chỉ cần tải lại trang web trong một khoảng thời gian ngắn, những topic rao bán mới mọc lên như nấm với những lời mời chào mùi mẫn.
Sôi động và náo nhiệt là thế nên việc “săn” được những chiếc smartphone đáp ứng đủ tiêu chí “ngon-bổ-rẻ” là không khó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, số lượng người dùng nhẹ dạ, cả tin, mua phải những chiếc smartphone bị khóa iCloud, bị khóa do chủ cũ chưa thanh toán tiền cước với nhà mạng cũng không phải trường hợp hiếm gặp!
Nếu không kiểm tra kỹ khi mua cũ, chính bạn là người chịu thiệt đầu tiên!
Mua điện thoại kèm hợp đồng nhà mạng đang trở thành xu hướng mua sắm cực kỳ nở rộ từ đầu năm 2017, việc mua điện thoại được trừ thẳng giá vào cước sử dụng hàng tháng đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ của người dùng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người dùng chưa sử dụng hết thời hạn 1 năm cam kết đã rao bán trên mạng cho người khác hoặc điện thoại đang trong thời gian cam kết bị kẻ gian đánh cắp… không thanh toán cước thì vô hình chung chiếc máy này sẽ bị khóa lại do chưa cam kết đúng như hợp đồng với nhà mạng.
Không riêng gì Samsung, mua iPhone cũ cũng cần kiểm tra kỹ nếu không muốn bị “dính iCloud”
Theo anh Phong, một tín đồ của điện thoại cũ, thường xuyên “săn” điện thoại cũ-rẻ trên mạng cho biết :”Dòng máy kèm hợp đồng sẽ khó nhận biết nếu không kiểm tra kỹ. Cụ thể, ngoài sự "chân thật" của người bán, người mua cũng cần kiểm tra rất kỹ các chương trình đang chạy trong máy để tránh rủi ro bị khóa máy Tốt nhất nếu phát hiện máy đó nằm trong chương trình cam kết với nhà mạng thì tuyệt đối không nên mua bởi nếu mua thì máy sẽ bị khóa bất cứ lúc nào nếu chủ cũ đã đến hạn đóng cước nhưng không thanh toán với nhà mạng”
Hiện tại chỉ có Viettel Store là nơi cung cấp công cụ kiểm tra điện thoại nằm trong hợp đồng với nhà mạng tại địa chỉ https://viettelstore.vn/thong-tin-subsidy.html.
Công cụ kiểm tra tình trạng điện thoại có nằm trong chương trình cam kết với nhà mạng hay không
Người dùng khi mua các sản phẩm như Galaxy J3 Pro/ J7 Pro, Galaxy S8/S8 Plus hoặc Galaxy Note 8 đã qua sử dụng cần điền số imei của máy vào địa chỉ trên để kiểm tra xem đây có phải máy cam kết với nhà mạng hay không, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Xu hướng mua điện thoại cũ sẽ luôn luôn song hành với hình thức mua mới hoặc mua trả góp…Chỉ cần bạn là người tiêu dùng thông thái, kẻ xấu sẽ không thể lợi dụng để trục lợi. Chúc bạn mua được điện thoại cũ chọn được máy đáp ứng đúng tiêu chí “ngon-bổ-rẻ”, điều mà bất kỳ ai mua điện thoại cũ cũng hằng mong muốn!