ViettelStore

Máy trạm Workstation là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm của máy Workstation

Máy trạm là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với người yêu công nghệ. Tuy nhiên, khi được hỏi máy trạm Workstation là gì không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Dòng máy này có khá nhiều điểm đặc biệt so với máy PC thông thường.

Máy trạm Workstation là gì?
Máy trạm Workstation là gì?

Máy trạm Workstation là gì?

Máy trạm Workstation là một tên gọi khác của máy trạm. Ngoài cái tên này, trên thị trường còn có nhiều cái tên khác như: máy tính Workstation, máy tính trạm,… Tuy tên khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là nằm trong danh mục máy trạm và được tích hợp những công nghệ và linh kiện hiện đại nhất tùy vào từng thời điểm.

Máy trạm Workstation là gì?
Máy trạm Workstation là gì?

Máy trạm Workstation được tích hợp phần cứng mạnh mẽ và tối ưu hóa nhất nên đem đến những trải nghiệm vượt trội so với dòng máy tính PC thông thường. Nhờ ưu điểm vượt trội này, máy tính trạm thường được sử dụng trong các ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật.

Một điều rất quan trọng nếu bạn chưa biết máy trạm Workstation là gì thì đó là khả năng tối ưu khi xử lý dữ liệu phức tạp mà máy tính thường sẽ gặp nhiều khó khăn. Máy trạm xử lý rất nhanh các bản vẽ 3D, cơ khí, logic toán học, tạo ảnh động,.. Do đó máy trạm phục vụ được nhiều người cùng dùng tại 1 thời điểm với hiệu suất cao nhất.

Cấu tạo của máy trạm Workstation

Một chiếc máy trạm Workstation có cấu tạo cơ bản như sau:

1. CPU Workstation

Tất cả các dòng máy tính đều có CPU và máy trạm Workstation cũng như vậy. CPU trong máy Workstation thường được sử dụng là Intel Xeon. Đây là loại CPU được sản xuất để dành cho máy trạm với độ bền rất cao, hiệu năng siêu mạnh mẽ, có tốc độ truyền tải siêu nhanh và hỗ trợ thêm RAM ECC.

Máy trạm Workstation sở hữu CPU siêu mạnh mẽ
Máy trạm Workstation sở hữu CPU siêu mạnh mẽ

Dành cho những bạn nào chưa biết máy trạm Workstation là gì thì vi xử lý Intel Xeon đã được các hãng phần mềm nổi tiếng như: AutoDesk, Adobe,…kiểm chứng và đưa ra các nhận xét rất tích cực. Vi xử lý Intel Xeon được coi là CPU dành cho các phần mềm chuyên dụng của AutoCAD, Adobe.

2. Mainboard Workstation

Bên cạnh CPU, Mainboard cũng là một bộ phận không thể thiếu trong máy trạm Workstation. Tuy nhiên, loại Mainboard dành cho dòng máy trạm có một vài khác biệt so với máy tính thường. Cụ thể:

  • Linh kiện sử dụng là loại cao cấp nhất cho hiệu năng ổn định trong thời gian dài.
  • Sử dụng chipset tốt nhất ở thời điểm sản xuất.
  • Khả năng xử lý đồ họa cực tốt, hỗ trợ nhiều GPU khác nhau.
  • Tích hợp nhiều khe RAM cho phép tăng dung lượng RAM tối đa cho máy.
  • Hỗ trợ các loại ổ cứng như SSD, SATA, SAS.

3. Ram Workstation (RAM ECC)

RAM dùng cho máy trạm
RAM dùng cho máy trạm

RAM ECC được coi là chuẩn RAM dành cho máy trạm từ khi thiết bị này ra mắt. Loại RAM này cho tốc độ cao và ổn định hơn so với RAM thường với khả năng truy xuất, tự động sửa các lỗi phát sinh.

4. Ổ cứng

Ổ cứng trên máy trạm
Ổ cứng trên máy trạm

Như đã nói ở trên, máy trạm Workstation hỗ trợ các chuẩn ổ cứng phổ biến hiện nay như: SSD, SAS và SATA. Mỗi loại ổ cứng có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó các bạn nên cân nhắc lựa chọn kỹ trước khi mua.

Lưu ý: tốc độ vòng quay tối đa của máy trạm nên đạt mức 7200rpm để khả năng truy xuất dữ liệu được nhanh nhất.

5. Card đồ họa

Máy trạm sử dụng card đồ họa chuyên dụng để đem đến hiệu suất cao nhất. Có 4 loại card đồ họa được sử dụng cho máy trạm gồm: Midrange 3D, Professional 2D, High-end 3D và Entry 3D. Các bạn có thể lựa chọn 1 số dòng sản phẩm của ATI FirePro, NVIDIA hay AMD.

Ưu nhược điểm của máy trạm Workstation

1. Ưu điểm

  • Hoạt động ổn định trong thời gian dài: Nhờ sử dụng các linh kiện tốt nhất nên máy trạm Workstation luôn hoạt động rất ổn định trong thời gian dài.
  • Tương thích với các phần mềm nặng như: AutoCAD, Adobe,… và hoạt động 1 cách êm ái.
Máy trạm sử dụng linh kiện tốt nhất
Máy trạm sử dụng linh kiện tốt nhất
  • Ít xảy ra lỗi hệ thống: Máy phải trải qua khâu kiểm duyệt vô cùng khắt khe trước khi đến tay người dùng. Nhờ đó rất ít khi xảy ra lỗi.
  • Dễ nâng cấp.

2. Nhược điểm

Dù có khá nhiều ưu điểm vượt trội nhưng máy trạm Workstation vẫn tồn tại một số nhược điểm nhỏ như:

  • Giá thành cao, chi phí thay thế, bổ sung thêm linh kiện đắt đỏ.
  • Có nhiều dòng máy kém chất lượng, không được thiết kế đúng chuẩn.
  • Kén người dùng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho bạn. Qua đây bạn đã có thể hiểu rõ hơn về máy trạm Workstation là gì để cân nhắc trước khi mua.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore