ViettelStore

RAM tĩnh là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa RAM tĩnh và RAM động

RAM tĩnh là gì? Bạn đã từng nghe thấy định nghĩa này hay chưa? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

RAM tĩnh là gì? 

RAM tĩnh là gì?  Nó còn được biết đến với cái tên SRAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh chứa bóng bán dẫn và biến tần. Loại RAM này khi tắt nguồn máy tính sẽ mất hết dữ liệu đã lưu trữ. Với cấu tạo  sáu bóng bán dẫn sẽ cấu thành một flip-flop để lưu trữ một bit dữ liệu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp SRAM điển hình có cơ chế dùng tám hoặc mười bóng bán dẫn cho một bit dữ liệu khác biệt so với các loại RAM tĩnh thông thường.

RAM tĩnh là gì?
RAM tĩnh là gì?

Kích thước ô nhớ của RAM tĩnh sẽ giảm khi số lượng bóng bán dẫn giảm. Một ô trên RAM tĩnh có thể vận hành ở các trạng thái khác biệt như ghi, nhớ và đọc. Sau đó nó sẽ chuyển đổi trạng thái đọc sang ghi dữ liệu trong ô nhớ được hệ thống tiến hành sửa đổi.

RAM động là gì?

Khi đã biết RAM tĩnh là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa RAM động. Với tên gọi khác DRAM – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động có thể hiểu đây là công cụ về mặt vật lý sử dụng tụ điện để lưu trữ một bit dữ liệu. Giá trị 0 của bit sẽ xuất hiện khi không tích điện và sẽ chuyển sang giá trị 1 khi tích điện. RAM động cần được nạp điện sau vài mili giây nhằm bù đắp sự rò rỉ từ tụ điện (tụ điện lưu trữ từng bit dữ liệu trên bảng mạch) để duy trì lưu trữ. 

RAM động là gì?
RAM động là gì?

RAM độn được sản xuất dưới dạng mạch tích hợp với chân kim loại để gắn với bus. Hiện nay người ta ưa chuộng các dòng RAM động theo dạng module plug-in vì dễ xử lý hơn. Máy tính hầu như sử dụng các loại RAM truyền thống DRAM. Tuy nhiên, các thế hệ mới hiện nay sử dụng DDR (Dual Date Rate – tốc độ dữ liệu kép) nhằm gia tăng hiệu suất.

Sự khác nhau giữa RAM tĩnh và RAM động

Sự khác nhau giữa RAM tĩnh và RAM động
Sự khác nhau giữa RAM tĩnh và RAM động

Vậy RAM tĩnh và RAM động có sự khác biệt gì sau khi ta đã tìm hiểu RAM tĩnh là gì và khái niệm về RAM động. 

  • Về cơ chế vận hành: RAM động có cấu trúc nhẹ nhàng hơn RAM tĩnh và DRAM đòi hỏi một tụ điện kèm một bóng bán dẫn cho mỗi ô nhớ.
  • Khả năng tiêu thụ điện: RAM tĩnh tiêu thụ nhiều điện năng hơn do cơ chế vận hành sử dụng nhiều gấp 6 lần số bóng đèn của RAM động. 
  • Tốc độ vận hành: RAM tĩnh chiếm ưu thế hơn so với RAM động và nó cũng được ưu tiên sử dụng trong CPU. 
  • RAM tĩnh thường được dùng như bộ nhớ Cache và bộ nhớ chính bên trong hệ thống máy chủ vì những ưu điểm của mình về tốc độ. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore