Trong thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng nhanh. Trong đó, một trong những yếu tố được người dùng máy tính rất quan tâm chính là ổ cứng SSD và HDD. Vậy bạn biết gì về 2 loại ổ cứng này và chi tiết so sánh SSD và HDD. sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Ổ cứng SSD là gì?
SSD là loại ổ cứng thể rắn, được phát triển nhằm cạnh tranh và tiến dần đến thay thế ổ cứng HDD truyền thống. Đồng thời ổ cứng SSD cũng giúp khắc phục những hạn chế của ổ cứng HDD về tốc độ xử lý cũng như khả năng lưu trữ vượt trội hơn hẳn so với ổ cứng HDD.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra tốc độ ổ cứng SSD và HDD theo hướng dẫn sau:
Ổ cứng HDD là gì?
HDD là loại ổ cứng truyền thống được cấu tạo từ một đĩa tròn bằng nhôm phủ vật liệu từ tính. Ở vị trí trung tâm ổ đĩa HDD là động cơ quay nhằm đọc, ghi dữ liệu và những mạch điện từ để điều khiển đầu đọc, ghi đúng vị trí của đĩa từ trước khi quay quay đĩa giải mã thông tin.
>>> Xem thêm:
- Dân IT hướng dẫn cách sửa lỗi ổ cứng máy tính mới nhất 2018
- TOP 4 laptop ổ cứng 1TB nên mua trong năm 2020
- Tìm hiểu những phần mềm khôi phục dữ liệu ổ cứng, USB, thẻ nhớ hiệu quả
So sánh SSD và HDD
Nếu muốn so sánh SSD với HDD cần căn cứ vào các tiêu chí sau để đánh giá.
1. Tốc độ ghi
Tốc độ ghi trên ổ cứng SSD vượt trội hơn hẳn ổ cứng HDD, rõ nhận biết nhất chính là khi khởi động máy. Với máy tính dùng ổ cứng SSD thì quá trình khởi động máy chỉ mất vài chục giây, còn với ổ cứng HDD thì thường mất hơn 1 phút. Tốc độ đọc của SSD đạt từ 80MB – 300MB trong khi HDD chỉ dưới 100MB.
2. Âm thanh tiếng ồn
Ổ cứng HDD có cấu tạo hệ thống cơ học, từ tính nên khi hoạt động sẽ tạo tiếng ồn khá lớn, ảnh hưởng đến quá trình truy xuất dữ liệu, thậm chí nguy cơ treo hệ thống hoặc mất dữ liệu. Nhưng với ổ cứng SSD thì hạn chế này đã được khắc phục. Người dùng sẽ không bị làm phiền bởi tiếng ồn cũng như đảm bảo an toàn dữ liệu.
3. Độ bền bỉ
Với ổ đĩa SSD, dữ liệu sẽ được truyền trực tiếp còn HDD thì sẽ hoạt động theo nguyên lý quay mặt đĩa để ghi dữ liệu. Do vậy khi có vấn đề gì, bị chấn động thì lựa chọn SSD vẫn vượt trội hơn. Ngoài ra, ổ cứng SSD còn có độ bền cao hơn, tuổi thọ lớn hơn HDD.
4. Kích thước và an toàn dữ liệu
Ổ cứng HDD cấu tạo từ các thành phần cơ học, dùng các đĩa từ để đọc, ghi dữ liệu trong thời gian dài. Tuy nhiên cơ chế hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn dữ liệu. Ổ cứng HDD chỉ thực sự hiệu quả khi dùng để ghi và lưu trữ các tập tin lớn liền kề. Với các dữ liệu được phân bố rải rác thì sẽ mất thời gian để ghi dữ liệu lên đĩa. Khi gặp các tác động ngoại lực bên ngoài, thiết bị có thể bị sai lệch, ngừng hoạt động.
Với ổ cứng SSD thì người dùng không còn cần phải lo lắng về vấn đề này do ổ đĩa SSD không có bộ phận chuyển động cơ. Dữ liệu lưu trữ sẽ được ghi trực tiếp trong các chip nhớ.
5. Sự phân mảnh
Ổ cứng HDD hoạt động tốt với những tập tin kích thước lớn hơn, những đầu đĩa có thể bắt đầu và kết thúc quá trình ghi trong 1 chuyển động liên tục. Khi bắt đầu quá trình ghi, những file lớn sẽ rải rác xung quanh đĩa, được gọi là bị phân mảnh. Đối với ổ cứng SSD thì dữ liệu được lưu trữ trên chip và không cần lo lắng về việc ổ đĩa bị phân mảnh.
Nên chọn SSD hay HDD phù hợp?
Từ những so sánh SSD và HDD thì nên chọn ổ cứng nào cho phù hợp? Nếu những người dùng thường xuyên sử dụng máy tính cho những ứng dụng văn phòng, lướt web hay giải trí thì ổ cứng SSD sẽ là lựa chọn hợp lý.
Ổ cứng HDD có tốc độ xử lý rất chậm nhưng phù hợp lưu trữ phim, hình ảnh hay đáp ứng nhu cầu dựng phim, đồ họa nhưng nên chọn ổ HDD có dung lượng 1TB mới đủ dùng.Sau khi tiến hành so sánh SSD và HDD người dùng có thể thấy mỗi loại ổ cứng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung nên áp dụng song song cả 2 ổ cứng SSD và HDD để lưu trữ tài liệu tốt nhất.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tạo bình luận mới