ViettelStore

Top 5 quả bom xịt đáng tiếc nhất làng công nghệ trong 10 năm qua

12/06/2017 | 06:00 PM

Ngay cả những ông lớn nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn có những sản phẩm công nghệ thất bại đáng tiếc và bị xóa sổ không lâu sau đó.

Tuy vậy, cũng nhờ có những sản phẩm công nghệ thất bại này mà có động lực phát triển trong guồng quay cạnh tranh khốc liệt. Danh sách này thậm chí chiếm đa phần đều từ những tập đoàn công nghệ lớn. Có những thiết bị thất bại khiến những công ty này phải trả giá bằng vị thế và thị phần của mình trên thị trường.

  • Xem thêm: Gear S lọt top 4 sản phẩm công nghệ gây thất vọng nhất trong năm 2014
  • Tuy có mức đầu tư khủng nhưng vẫn có nhiều sản phẩm công nghệ thất bại đáng tiếc

    Windows Phone

    Windows Phone là nền tảng đầu tiên được Microsoft phát triển cho smartphone, được ra mắt vào năm 2010 với mục tiêu cạnh tranh với iOS của Apple và Android của Google. Tuy vậy, thời điểm ra mắt lại quá trễ so với 2 đối thủ nên ông trùm phần mềm Microsoft đã phải trả giá khi tất cả người dùng đã quen thuộc với iOS và Android.

    Sau nhiều năm gắn bó với Nokia nhằm nỗ lực phát triển thị phần, chính Microsoft đã mua lại mảng smartphone của Nokia. Tuy vậy, cho đến hiện tại thì thị phần của hệ điều hành này vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững trong thế giới thiết bị cầm tay thông minh.

    Facebook Home

    Đây là một dự án lớn của Facebook dành riêng cho nền tảng Android. Bạn sẽ lướt News Feed, xem thông báo bạn bè… ngay tại màn hình chính. Màn hình khóa cũng là một đặc sản, thuận tiện hơn cho những tín đồ của Facebook. Thậm chí, HTC còn ra mắt một thiết bị tích hợp chính giao diện Facebook Home ngay từ khi bán ra và đặt tên là HTC First.

    Tuy vậy, dự án này đã nhanh chóng nhận được phản hổi thất vọng từ phía người dùng. Facebook Home được đánh giá rất thấp về cả hiệu năng, tốc độ, tính tương thích và cả trải nghiệm người dùng. Vấn đề đáng lo ngại nhất chính là tính riêng tư cũng khiến người dùng e dè sử dụng.

    Chuẩn HD DVD

    HD DVD được giới thiệu như một thế hệ tiếp theo của chuẩn DVD, cho phép lưu trữ dung lượng cao hơn phiên bản tiền nhiệm. Công nghệ được phát triển bởi Toshiba và NEC. Tuy vậy, cũng trong thời điểm này, Sony cũng đang phát triển một chuẩn lưu trữ mới có tên là Blu-ray.

    Đây được xem là một cuộc chiến một mất một còn giữa 2 ông lớn công nghệ của Nhật Bản và kéo dài từ năm 2002 cho đến năm 2008 mới kết thúc. Kết quả là Blu-ray đã thắng và HD DVD bị ngừng phát triển. Vị thế của Toshiba cũng bị suy giảm ít nhiều sau cuộc chiến tỷ đô này.

    Google Glass – Sản phẩm công nghệ thất bại đáng tiếc nhất

    Vào năm 2014, khi chúng ta nhắc đến thực tế ảo tăng cường (AR) đều cảm thấy quá xa lạ. Google cũng đã phát triển một chiếc kính mang tính “thần kỳ” như vậy. Hàng loạt những thông tin xoay quanh Google Glass mô tả những tính năng ảo diệu mà thiết bị có thể làm được đã khiến người dùng phấn khích mong chờ. Thậm chí, có không ít chuyên gia công nghệ nhận định cho rằng, đây sẽ là thiết bị sẽ giết chết smartphone và hàng ngàn món đồ công nghệ khác.

    Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy. Sau khi ra mắt, Google Glass đã gặp phải hàng loạt những rắc rối về mặt pháp lý khi hàng loạt nơi cấm người dùng sử dụng thiết bị này vì lo sợ tính riêng tư bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người dùng còn có cái nhìn thiếu thiện cảm vào thiết kế và những ứng dụng đi kèm không tương xứng với giá bán.

    Chính vì vậy, Google đã tuyên bố dừng phát triển Glass một năm sau đó nhưng vẫn bỏ ngỏ khả năng phát triển thế hệ tiếp theo trong tương lai.

    iPhone 5C

    iPhone 5C là một sản phẩm được Apple ra mắt cùng với iPhone 5S. Tuy nhiên, chúng ta lại thấy một sản phẩm thành công và một sản phẩm lại thất bại thảm hại. Tại sao lại như vậy.

    Khi ra mắt iPhone 5C, Apple đã hi vọng người dùng sẽ đón nhận một thiết bị chạy iOS có sức mạnh với mức giá phải chăng hơn, phù hợp hơn với đa số người dùng. Tuy nhiên, sự thật lại trái ngược lại hoàn toàn không như mong đợi.

    Nhiều nguyên nhân đã được phân tích, nhìn chung đều là do chiến lược không đúng đắn của Apple. Một chiếc smartphone có thiết kế bằng nhựa không cao cấp, đi kèm với mức giá không rẻ như kỳ vọng đã đẩy iPhone 5C vào sự lãng quên của người dùng.

    Sau sản phẩm công nghệ thất bại của mình, Apple đã thay đổi chiến thuật tiếp cận thị trường giá tầm trung bằng cách kéo dài sự sống của những phiên bản iPhone đã cũ của mình hơn.

    Mời bạn đánh giá bài viết

    Tuyệt vời 0
    Rất tốt 0
    Bình thường 0
    Tạm được 0
    Không thích 0
    Tin khuyến mại
    [ĐỘC QUYỀN] Giảm ngay 1,2 triệu đồng khi mua OPPO A1k kèm gói cước Viettel
    Mừng ngày 20/11 tặng 2.000 ổ cứng SSD trị giá 1,5 triệu đồng khi mua máy laptop Dell tại Viettel Store
    Mua laptop Acer tặng ngay túi kéo du lịch Raving cao cấp duy nhất tại Viettel Store
    Giảm ngay 3 triệu đồng khi mua iPhone 11 Pro Max 64GB màu Midnight Green cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
    Sắm deal khủng 11.11 - Sale hết mình, rinh hết về - Giảm đến 5 triệu đồng