Như chúng ta đã biết tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đóng vai trò như một hướng kết nối chủ lực của Việt Nam đi quốc tế. Nên mỗi khi tuyến cáp này xảy ra sự cố thì y như rằng tốc độ internet sẽ không khác gì tốc độ con rùa đang bò gây lên rất ức chế cho người sử dụng
Thế lý do vì sao tôi nên đăng ký sử dụng cáp quang FTTH của Viettel khi mà Viettel cũng sử dụng tuyến cáp quang biển AGG?
1. Hiện nay, Viettel sử dụng khoảng 30% lưu lượng kết nối từ tuyến cáp biển này. Tuy nhiên, do thường xuyên chủ động nâng cấp hệ thống mạng truyền dẫn, dự phòng dung lượng Internet nên khi xảy ra các sự cố, Viettel vẫn đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
2. Nếu tuyến cáp quang biển AGG gặp sự cố Viettel bổ sung thêm dung lượng 30Gbps, trong đó 20Gbps phục vụ kết nối trên hướng quốc tế đi qua cáp quang biển Liên Á (IA) và 10 Gbps trên hướng đất liền đi qua ChinaTelecom và ChinaUnicom. Đồng thời, Viettel cũng tiến hành điều chuyển 20Gbps từ tuyến cáp AAG sang hướng đất liền.
3. Hiện nay Viettel còn đang đầu tư vào tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. Đến thời điểm hiện tại, Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam duy nhất tham gia đầu tư vào tuyến cáp AAE1.
4. Bên cạnhAAE1, Viettel cùng với các nhà mạng lớn khác đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ)
Cả 2 tuyến cáp này dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2016, các tuyến cáp mới này sẽ nâng tổng số đường trục quốc tế của Viettel lên 6 đường trục (AAG, IA, 2 hướng đi qua Trung Quốc, APG và AAE1), giúp nâng cao chất lượng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam