Mặc dù công nghệ phát triển từng ngày nhưng màn hình dẻo có lẽ là một phát minh bị đánh giá là thiếu tính thực tế.
Màn hình dẻo liệu có phải là công nghệ màn hình phổ biến trong tương lai?
Thay vì được ứng dụng trong cuộc sống, công nghệ màn hình dẻo chỉ xuất hiện dưới dạng sản phẩm trưng bày mà thôi. Câu hỏi được đặt ra, tại sao đã được giới thiệu lâu như vậy, smartphone màn hình dẻo vẫn chưa được công bố?
Smartphone màn hình dẻo có thực sự cần thiết?
Theo một chuyên gia trong ngành sản xuất màn hình, vấn đề của smartphone màn hình dẻo nằm ở những hạn chế công nghệ hiện tại. Được biết, để cho ra đời một sản phẩm như vậy, các nhà sản xuất cần vận dụng rất nhiều vật liệu trong đó. Do việc lựa chọn linh kiện trở nên phức tạp và đòi hỏi chi phí cao nên màn hình dẻo rất khó ứng dụng lên smartphone.
Màn hình dẻo, cong từng được ứng dụng lên Tivi độ phân giải cao
Những rủi ro mà một nhà sản xuất smartphone màn hình dẻo phải gánh chịu là không hề nhỏ. Hãy nhìn vào trường hợp của LG, nhà sản xuất này từng tung ra dòng sản phảm LG G Flex cùng thời với chiếc Note Edge của Samsung. Tuy nhiên, trong khi Samsung gặt hái được những thành công ban đầu, LG lại thất bại với loạt smartphone màn hình cong của mình.
Ngoài Samsung, LG, ít hãng dám “chơi” màn hình dẻo
Các quy trình thiết kế thiết bị, mạch điện và sản phẩm cũng còn quá mới mẻ và tốn nhiều thời gian để phát triển. Sản lượng cũng là một yếu tố quan trọng khác khiến nhiều hãng chưa dám đầu tư vào lĩnh vực này.
Hiện trên thị trường có không nhiều hãng tham gia nghiên cứu công nghệ màn hình dẻo này
Bên cạnh đó, yếu tố cung ứng cũng gây đau đầu cho các nhà sản xuất. Hiện tại, ngoài LG và Samsung, vẫn chưa có bất kỳ nhà sản xuất nào chịu dấn thân vào lĩnh vực smartphone màn hình dẻo. Dù đã công bố những tấm màn hình dẻo độc đáo, với chức năng có thể cuộn lại như một tờ giấy, nhưng các sản phẩm này vẫn chỉ nằm trên kệ trưng bày mà thôi. Nói cách khác, việc đưa ra thị trường sản phẩm màn hình dẻo là rất khó khăn.