ViettelStore

Sự khác nhau giữa kính cường lực Gorilla Glass và Sapphire?

12/08/2015 | 01:38 PM

Màn hình Gorilla Glass có những ưu điểm rõ rệt và được ứng dụng rất nhiều trong những năm qua trên các thiết bị điện thoại di động. Tuy nhiên, gần đây giới công nghệ liên tục nhắc đến cụm từ màn hình Sapphire như là một dạng màn hình có độ bền ấn tượng và độ ứng dụng cao được sử dụng cho smartphone. Vậy trên thực tế sự khác nhau giữa kính cường lực Gorilla Glass và Sapphire như thế nào?

 

Sapphire - Viên đá quý có độ bền ấn tượng

 

Sapphire là một loại đá quý được tìm thấy trong tự nhiên với nhiều dạng hình thù và màu sắc khác nhau. Về bản chất thì nó chính là một trạng thái tinh thể của oxit nhôm có pha với một số vật chất khác như sắt, crôm và titan, do đó về mặt mỹ quan, sapphire nhìn rất óng ánh với nhiều màu sắc đẹp mắt. Hầu hết các viên đá Sapphire với đủ loại màu sắc được gọi chung là Ruby, Sapphire còn một loại với hình thù khác, ít màu sắc và đạt độ trong suốt tốt hơn để có thể ứng dụng vào việc sản xuất màn hình smartphone.

 


Kính Sapphire với sự kết hợp của nhiều tinh thể

Trên thực tế, màn hình Sapphire đều được sản xuất ra từ nguyên liệu Sapphire tổng hợp trong các lò luyện. Quá trình này được thực hiện bằng cách làm nóng chảy một phần nhỏ quặng trộn với bột oxit nhôm ở nhiệt độ cao lên tới 1815°C và sau đó là để nguội và kết tinh lại thành một khối sapphire lớn. Từ một khối Sapphire lớn người ta sử dụng các lưỡi cắt kim cương để tạo thành hình dáng cho Sapphire.


Như vậy cho thấy, kính Sapphire vẫn có khả năng vỡ nếu người dùng tác dụng một lực đập mạnh vào bề mặt kính. Sapphire thật ra chỉ có khả năng chống xước cực kì tốt.

 

Gorilla Glass - Kính cường lực hiệu "Khỉ đột"


Gorilla Glass là một công nghệ chế tạo ra được các lớp kính có thể chịu lực tác động tốt hơn so với các lớp kính thông thường của Corning. Do đó, cho dù mang tên "Khỉ đột" nhưng nếu như có tác động lực mạnh vượt ngoài ngưỡng giới hạn, kính vẫn thể vỡ như bình thường. Công nghệ sản xuất kính Gorilla Glass được bắt đầu bởi việc nung chảy Silicon-dioxide kết hợp với các hóa chất khác để tạo thành một dạng thủy tinh lỏng mà Corning gọi là aluminosilicate (một loại thủy tinh kết hợp với nhôm, silicon và oxy).




Loại kính này có chứa ion Natri, một thành phần quan trọng trong giai đoạn sản xuất tiếp theo khi các tấm kính sau khi được cắt theo hình dáng mong muốn sẽ được nhúng vào các bể muối chứa ion Kali. Dựa trên các phản ứng hóa học xảy ra, các ion Kali sẽ lần lượt thay thế các ion Natri trong mạng tinh thể để tạo nên các lớp bảo vệ vững chắc bên ngoài.


Giá thành sản xuất 

 

Theo ước tính, chi phí bỏ ra để sản xuất mỗi tấm màn hình kính Gorila Glass hiện nay là 3 USD trong khi với mỗi tấm sapphire được sản xuất, chi phí có thể đội lên đến 30 USD. Tuy nhiên, nhờ các thành tựu khoa học hiện đại hiện nay thì chi phí đã rút ngắn lại xuống khoảng 10 USD cho việc sản xuất kính Sapphire.

 

Như vậy, với chi phí sản xuất cao hơn, chắc chắn kính được làm từ nguyên liệu đá Sapphire sẽ có độ bền và khả năng chống xước chống vỡ ấn tượng hơn hẳn kính Gorilla Glass. Theo đó, tiếp nối sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhanh chóng như ngày hôm nay, rất có thể Sapphire sẽ trở thành nguyên liệu thành phẩm để sản xuất hàng loạt smartphone cao cấp trong tương lai gần.

Mời bạn đánh giá bài viết

Tuyệt vời 0
Rất tốt 0
Bình thường 0
Tạm được 0
Không thích 0
Tin khuyến mại
[ĐỘC QUYỀN] Giảm ngay 1,2 triệu đồng khi mua OPPO A1k kèm gói cước Viettel
Mừng ngày 20/11 tặng 2.000 ổ cứng SSD trị giá 1,5 triệu đồng khi mua máy laptop Dell tại Viettel Store
Mua laptop Acer tặng ngay túi kéo du lịch Raving cao cấp duy nhất tại Viettel Store
Giảm ngay 3 triệu đồng khi mua iPhone 11 Pro Max 64GB màu Midnight Green cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Sắm deal khủng 11.11 - Sale hết mình, rinh hết về - Giảm đến 5 triệu đồng