ViettelStore

Tại sao bếp từ lại kén nồi? Một số lưu ý khi lựa chọn bếp từ?

Hiện này, bếp từ đang rất được ưa chuộng và dần thay thế cho bếp gas, trở thành một trợ thủ đắc lực cho các chị em nội trợ trong quá trình nấu nướng. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì bếp từ vẫn tồn tại hạn chế là khá kén nồi nấu. Vậy tại sao bếp từ lại kén nồi? Cần lưu ý điều gì khi lựa chọn bếp từ? Mời bạn theo dõi bài viết để được giải đáp.

Tại sao bếp từ lại kén nồi?

Tại sao bếp từ lại kén nồi?

Bếp từ là một trong những thiết bị nhà bếp được sử dụng phổ biến hiện nay, nhưng nó khá kén nồi. Vậy tại sao bếp từ lại kén nồi?

Theo đó, khi bếp từ hoạt động, cuộn dây dẫn điện được lắp bên trong bếp sẽ sinh ra từ trường. Từ trường trong cuộn dây đồng hoạt động biến thiên mạnh mẽ sẽ sinh ra dòng điện fuco và nhất định phải kết hợp với một cuộn dây thứ cấp khác thì mới có thể sinh nhiệt để nấu chín thức ăn.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Cuộn dây thứ cấp ở đây được hiểu là dụng cụ nấu như nồi, xoong, chảo,…Do đó, những dụng cụ này bắt buộc phải có đáy nhiễm từ để bắt được dòng điện fuco mới có thể sinh nhiệt.

Nguyên nhân khiến bếp từ không nhận nồi?

Do bếp từ hoạt động trên nguyên lý sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp nồi nấu, nên nồi nấu bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu như gang, thép, men sắt, thép không gỉ, inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10 cm. Chỉ khi sử dụng đúng nồi thì bếp từ mới cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.

Nguyên nhân khiến bếp từ không nhận nồi?

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hay nồi có đáy cong, lõm và đường kính nhỏ hơn 10 cm cho bếp từ. Bởi những loại nồi này sẽ không làm nóng được trên bếp từ hay có thể hiệu suất sinh nhiệt thấp. Khi đó, nhiệt lượng tạo ra không đủ để làm cuộn dây của bếp từ nóng lên, và có thể gây nguy hiểm cho bếp, dễ dẫn đến chập mạch, cháy nổ bếp từ.

Loại nồi nào dùng được cho bếp từ?

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bếp từ chỉ dùng được với các loại nồi, chảo, xoong...có đáy nhiễm từ.

Sử dụng nam châm là cách đơn giản nhất để kiểm tra nồi có nhiễm từ hay không

Để kiểm tra nồi có nhiễm từ hay không, bạn có thể sử dụng nam châm để xem loại nồi nào có nhiễm từ, nếu nam châm dính chặt vào đáy nồi thì đây chính là nồi từ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra các nhãn được dán dưới đáy nồi hay trên nồi (nồi có nhiễm từ thường có dòng chữ Induction hoặc ký hiệu từ trường).

Một số lưu ý khi chọn nồi cho bếp từ

Để có thể lựa chọn được bộ nồi tốt cho bếp từ, cần những lưu ý một số điều sau:

- Dùng nam châm kiểm tra đáy nồi: Bạn hãy để một cục nam châm gần đáy nồi, chảo. Nếu nam châm bị hút thì nghĩa là nồi chảo đó dùng được cho bếp từ.

Một số lưu ý khi chọn nồi cho bếp từ

- Đừng quên kiểm tra độ bằng phẳng của đáy nồi: Nếu đáy nồi tiếp xúc nhiều với mặt bếp sẽ khiến bếp từ làm nóng nồi nhanh. Do đó, bạn nên chọn nồi có mặt đáy phẳng và không được lồi hay lõm.

- Kiểm tra kỹ xem nồi có ký hiệu được phép dùng cho bếp từ không: Hầu hết các nhà sản xuất nồi, chảo đều thể hiện ký hiệu rõ ràng các loại bếp có thể sử dụng được. Với bếp từ sẽ có ký hiệu Induction, hình lò xo hoặc hình vòng tròn dưới đáy nồi.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết tại sao bếp từ lại kén nồi và một số lưu ý khi lựa chọn bếp từ. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để lựa chọn nồi cho phù hợp với chiếc bếp từ của nhà mình nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore